3 CHÌA KHOÁ MỞ CỬA THÀNH CÔNG - Trang 40

Dù trong thời bình hay trong thời chiến sự ứng biến tỏ ra là có hiệu quả

đặc biệt giữa lúc nguy nan. Người cổ hủ trong lề lối suy tư thường phải chịu
thua thiệt ngay từ trước, vì y cần nhiều thì giờ để suy nghĩ, và bởi thế mà bị
biến cố dồn dập vượt qua. Người ứng biến đã tìm ra chiến thuật mới trong
khi người cổ hủ chưa xét xong vấn đề.

Nhưng phải ứng biến ngay khi còn thì giờ để thắng thế. Phải ứng biến

không chần chờ ngay khi thấy xuất hiện những khó khăn đầu tiên. Nếu
không làm sớm thì khó khăn chồng chất rồi khó lòng vượt qua nổi vì đã
chậm trễ.

Người biết đưa ra những quyết định nhanh chóng – và cũng nhanh

chóng biết sửa đổi nếu thấy quyết định đem thực hành không được ổn thỏa –
có thể thủ được thắng lợi trong tình thế nguy biến nhất.

Thành công là tài sản của những người biết ứng biến mau lẹ, biết tạo

thắng lợi trong một tình thế nguy khốn.

Bởi vậy, hãy coi chừng những đầu óc cứng nhắc. Người ngồi thoải mái

trong ghế bành, bày tỏ một cách dễ dãi tại sao người ta không thể làm việc
này hay việc nọ, luôn luôn thua con người tháo vát tìm kiếm phương tiện để
làm công việc khó khăn đó.

Đây là một cách khác để nói rằng : bạn hãy đề phòng tư tưởng của đầu

óc thư lại. Lề lối hành chính quá đáng là kẻ thù của đầu óc ứng biến.

Những nhà tổ chức bao giờ cũng có khuynh hướng siêu tổ chức và sự

siêu tổ chức đưa các xí nghiệp đến chỗ thất bại.

Điều này không ở đâu chứng tỏ rõ rệt bằng tại liên bang Sô Viết, là nơi

mà sự sản xuất giao phó cho các kế hoạch dài hạn và nhà nước kiểm soát
từng ngành kỹ nghệ. Chính Staline đã kể lại câu chuyện sau đây, một cuộc
nói chuyện với vị ủy viên nhân dân ở nông trại tập thể.

Staline : « Thế gieo mạ đã đi đến đâu rồi ? »

Ủy viên : « Đồng chí hỏi đến việc gieo mạ ? Thì chúng tôi chỉ có chú

trọng đến vấn đề này thôi ».

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.