vọng trong nhiều thế hệ.
Đối với tôi, con người kỳ thú và hấp dẫn nhất trong các tay tổ làm ra
tiền là Andrew Carnegie, dân Ê Cốt, di cứ lúc mười hai tuổi, từ giã một ngôi
nhà tồi tàn ở Dunfermline, và đến lúc năm mươi sáu tuổi trở về xứ trong một
lâu đài của ông ta ở Sutherland Shire, phía bắc Gairloch.
Khi trở về xứ sở quê hương, ông tuyên bố với dân Ê Cốt rằng :
« Người Ấn Độ thiết tha với Bénarès.
Người Hồi Giáo thiết tha với La Mecque.
Người Công Giáo thiết tha với Jérusalem.
Tôi thiết tha với Dunfermline.
Và còn hơn thế nhiều nữa ».
Ông gọi xứ Ê Cốt là « Mẹ tôi » và Hoa Kỳ là « Vợ tôi ». Ông đã ghi tên
ứng cử cùng một lúc ở Sutherland Shire và ở Nữu Ước.
Khi ông đón tiếp Lloy George và Nam tước Flibank, thủ quỹ đảng tự
do, tại lâu đài ở Ê Cốt các giới chính trị tung tin nói rằng ông đã bỏ nhiều
tiền để ủng hộ cuộc vận động tuyển cử. Phe Bảo Thủ công kích ông một
cách chua chát. Người ta tố cáo ông như là một kẻ ngoại nhân muốn xen vào
nội bộ không dính líu gì đến ông.
Không rõ thái độ ác cảm của phe Bảo Thủ có đúng không, nhưng có
điều chắc chắn là Carnegie đã đi tặng cho Lloy George, vị Tổng Trưởng
Đảng Tự Do, một lợi tức trọn đời hai ngàn bảng Anh.
Khi người ta hỏi ông có muốn được một chức tước quí phái ở Anh
không, ông trả lời : « Tôi là công dân Mỹ và mỗi công dân Mỹ là một ông
vua ».
Carnegie đã xuất ra hàng triệu để trợ giúp các cơ sở văn hóa. Mặc dầu
vào thời ấy là những số tiền rất lớn, song ngày nay đem sánh với các tổ chức
Ford và Rockfeller thì chẳng thấm vào đâu. Những số tiền của ông ta được
phân phối ở Anh, Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.