Bấy giờ tôi đang làm Tổng trưởng chịu trách nhiệm về thỏa ước này.
Tôi đến Hạ Viện báo tin quan trọng về việc phát triển lớn lao của sự sản
xuất hàng không để phòng thủ Anh chống phi cơ oanh tạc của Đức. Trở về
nhà, tôi lại loan báo cho dân chúng Anh biết tin tức khích lệ này trong lúc họ
đang sống giờ đen tối và tuyệt vọng.
Ai có thể tin rằng sau đêm vui mừng như thế đến sáng hôm sau lại phải
đau buồn ? Một diễn tiến cho hay rằng thỏa ước của viên Tổng Giám Đốc và
con trai Ford đã bị bác bỏ vì lẽ ông Ford « Không có ý định chế tạo động cơ
cho người Anh ».
Chúng tôi quên câu chuyện Ford này khi Công ty Peackard tiếp lấy
thỏa ước và thực hiện có lợi lớn cho họ, trước sự hài lòng của chính phủ
Anh. Đây là lần đầu tiên chứ không phải là lần cuối cùng người ta thấy một
công ty lớn ở Mỹ nhận sản xuất theo thỏa ước ký kết với nước Anh.
Ngoài ra, chúng tôi biết ơn Ford đã cho phép viên Tổng Giám Đốc ở
Anh là Sir Patrick Henessy cộng tác với Bộ Sản Xuất Hàng Không, và ông
ta đã hăng say dấn thân trong công cuộc sản xuất máy bay vào thời kỳ xảy ra
trận đánh nước Anh. Cần nói thêm nữa rằng, những xưởng Ford ở
Manchester đã sản xuất rất nhiều động cơ Rolls Royce từng bị quyết định
của ông Ford từ chối.
Người ta có thể đưa ra nhiều lời công kích các ông vua tiền bạc đó.
Người ta đã nói nhiều về họ rồi.
Nhưng sự chỉ trích khi vì không hiểu, khi vì ganh tỵ, có khi, thậm chí
chỉ vì oán hận giàu có và thế lực.
Về phần tôi, tôi cảm phục ba khuôn mặt quan trọng nhất của lịch sử kỹ
nghệ Hoa Kỳ và tôi thuộc vào số người tin tưởng rằng họ đã làm rất nhiều
để mang lại cho xứ sở họ một sức mạnh hầu đương đầu với đối phương khi
quân thù đánh giá tuyến phòng thủ ở Trân Châu Cảng.
Nhưng người ta sẽ hỏi tôi là những bạn trẻ ở tư thế khiêm tốn có thể
noi theo gương của Ford hay Carnegie không.