NGƯỜI VỤNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ, KHÔNG CHỪNG LẠI GIỎI
NGOẠI NGỮ
Khi người nước ngoài hỏi đường, chúng ta thường cảm thấy hết sức khó
khăn vì chưa tìm ra cách trả lời thích đáng.
Sau đó ta mới ân hận “Rõ ràng có cách nói thế này, tại sao lúc đó mình
lại không nghĩ ra kia chứ? Có câu nói rất đơn giản, sao mình lại dùng câu
rắc rối đến thế?”
Thực ra cũng không có gì lạ.
Nếu trong lúc giao tiếp, cứ nghĩ “Câu này phải nói như thế nào mới
đúng?” thì thường là sẽ không diễn đạt đúng ý của mình.
Về đến nhà mới chợt đại ngộ: “Ôi! Thì ra có thể nói thế này, lần sau nhất
định phải chú ý mới được!”
Bất kể bạn dùng câu It is …for …to hoặc too …to đều được cả.
Khi nhờ người khác, có thể nói “Can I”.
Phải nói rằng kiểu câu tiếng Anh ta học ở trường phổ thông đều có thể sử
dụng trong sinh hoạt hiện nay.
Chỉ cần lên cao giọng ở cuối câu là thành câu hỏi, mà không cần sử dụng
từ nghi vấn.
Một nửa sự giao lưu xuất phát từ nguyện vọng hiểu nhau.
Chỉ cần biểu đạt rõ mình “muốn cái gì”, “muốn người khác làm gì cho
mình”, thì có thể sống ổn rồi.
Khi đi du lịch, chỉ cần nhớ “I’d like…” thì sẽ không có rắc rối gì.
Ở đây chúng tôi nêu ví dụ để chứng.
Nếu muốn diễn đạt “muốn cái gì”, thì dùng câu “I’d like a…”
Nếu muốn diễn đạt “muốn người khác làm gì cho mình”, thì dùng câu
“I’d like to…”
Nếu mạo muội nói với người khác, người ta có thể không để ý đến bạn.
Khi đối phương chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, đột nhiên nhận ra
bạn muốn nói chuyện với họ, họ sẽ hỏi lại bằng câu “Pardon?”