việc mệt nhọc, trẻ tự giác muốn chia sẻ một chút công việc nhà nhưng lại bị gạt
đi: “Đe đó mẹ làm, con đi học bài đi. Học giỏi là đã giúp cha mẹ nhiều lắm rồi.”
Thực ra, cha mẹ làm như vậy một mặt là thể hiện tình thương vô bờ bến với con
trẻ, nhưng mặt khác lại khiến trẻ hình thành tâm lí hưởng thụ, không có nghĩa vụ
và trách nhiệm gì với gia đình nhưng vẫn mong muốn được hưởng quyền lợi.
Nếu suy nghĩ này không kịp thời được loại bỏ, trẻ rất dễ trở thành người ích kỉ,
lãnh đạm và không biết quan tâm đến người khác.
44,3, TẠO CHO TRẺ MÔI TRƯỜNG SỐNG HÒA THUẬN VÀ THOẢI
MÁI
Duy trì mối quan hệ hàng xóm hòa thuận rất quan trọng đối với trẻ. Hiện nay,
chúng ta đều sống trong những căn nhà riêng biệt, hàng xóm xung quanh thường
không quan hệ mật thiết với nhau, điều này rất không có lợi cho quá trình trưởng
thành của trẻ. Cha mẹ nên tạo mọi cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với hàng xóm
xung quanh, giao tiếp và kết bạn với những đứa trẻ gần đó .
Cha mẹ nên dặn trẻ cần bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất, bồi dưỡng thói
quen quan tâm tới người khác, Ví dụ, khi đi xe bưýt và nhìn thấy người già,
người tàn tật, phụ nữ có thai hoặc người dắt theo con nhỏ thì nên chủ động
nhường chỗ; khi đi mua đồ, nếu đẩy cửa cần chú ý xem phía sau có người không,
nếu có người phía sau cần chú ý giữ cửa cho đến khi người đó đi qua an toàn rồi
mới buông tay; khi đi thang cuốn nên đứng gọn sang bên phải, không nên cản trở
những người có việc gấp vượt lên; khi đi xem phim trong rạp không nên đến
muộn, khi xem không nên phát ra âm thanh để khỏi ảnh hưởng tới người khác;
khi đến những nơi cồng cộng nên cư xử văn minh lịch sự, không vứt vỏ hoa quả,
giấy hay kẹo cao su bừa bãi.
Muốn trẻ trở thành người sẵn sàng giúp đỡ người khác, chúng ta không nên
vội vàng. Chỉ cần các bậc phụ huynh chú ý đến từng hành động nhỏ, kiên trì
không mệt mỏi, thì nhất định sẽ thành công .
Mách nhỏ Muốn bồi dưỡng cho trẻ thành người sẵn sàng giúp đỡ người khác,