63 THÓI QUEN TỐT GIÚP TRẺ TRƯỞNG THÀNH - Trang 168

45.LỄ PHÉP

Một người biêt cách cư xử với người khác sẽ có sức thu hút riêng. Vê vẻ bê

ngoài, lễ phép là một biểu hiện hoặc một hình thức giao tiếp,

về

bản chất, lễ

phép là một biểu hiện của tu dưỡng đạo đức. Lễ phép cần xuất phát từ tấm lòng

chân thành chứ không nên chỉ là sự giả tạo bề ngoài.

lễ phép là Tấm gương phản chiếu sự Tu dưỡng đạo đức của mỗi người Lễ

phép là cơ sở của việc xử lí tốt các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ hợp tác giữa

người với người thường bắt đầu từ việc đối xử lễ phép đúng mực với người khác.

Hành vi đúng mực, hợp lễ nghĩa giúp chúng ta dễ kết bạn, dễ tìm công việc. Một

triết gia từng nói: “Phàm là những người thông minh và có lễ độ thì đều khiêm

tốn cẩn trọng, không ra vẻ ta đây hay khoe khoang quá độ. Họ đều dùng việc làm

cụ thể chứ không phải lời nói để thể hiện phẩm chất đạo đức của mình” .

Những đứa trẻ có giáo dục đều đối xử lễ độ với người khác và thường được

mọi người quý mến. Làm thế nào để dạy trẻ cách đối xử lễ phép với người khác?

Các bậc phụ huynh có thể bắt đầu từ những điểm sau:

45.1. LÀM GƯƠNG CHO CON

Hành vi hàng ngày của cha mẹ là cách giáo dục sinh động, trực tiếp và có

hiệu quả nhất. Cha mẹ có thể tận dụng lúc nhà có khách để dạy trẻ cách đối xử lễ

độ với người khác, đồng thời dùng hành động và lời nói để làm gương cho trẻ

noi theo .

Hoa năm nay bảy tuổi. Một hôm, nhà có khách, nhưng khi nói chuyện với

khách, Hoa đã quên không ăn nói lễ phép. Khi phát hiện con mình không ăn nói

một cách lễ độ, mẹ Hoa không mắng con trước mặt khách, bởi chị biết mắng mỏ

và trách cứ chỉ khiến tạo thành tâm lí phản kháng, hơn nữa cách cư xử đó cũng

không mấy lịch sự. Sau khi khách ra về, mẹ gọi Hoa đến bên, nhẹ nhàng nhắc

nhở: “Hoa, hôm nay chú tặng con quà, con có thích không?” Hoa lập tức trả lời:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.