“Dạ, thích ạ.” Mẹ nói tiếp: “Khi nói chuyện với chú, con nói chưa lễ phép, như
vậy là không đúng, con nên nói ‘Con cảm on chú’, con thấy có đúng không?”
Hoa hiểu ra, trả lời: “Dạ, con xin lỗi mẹ, con quên mất, lần sau con sẽ chú ý ạ.
Lần sau khi gặp chú, con sẽ nói cảm ơn, được không ạ?” Mẹ mỉm cười mãn
nguyện.
Một ví dụ khác, một bà mẹ phát hiện đứa con trai bốn tuổi của mình khi nhận
được quà của người khác đã không dùng lời lẽ lễ phép, Một hôm, khi nhận được
quà của một vị khách, mẹ mỉm cười nói: “Đồng, con quên mất nói với chú điều
gì phải không?” Đồng bốn tuổi không thể hiểu được mình cần nói gì. Lúc đó, bà
mẹ nói với khách: “Cảm ơn chú đã tặng quà cho Đồng, tôi thay cháu cảm ơn chú
nhé!” Đồng nghe mẹ nói vậy, mới ý thức được mình cần cảm ơn chú bèn nói:
“Con cảm ơn chú ạ!”
45.2. CẤM TRẺ NÓI TỤC, CHỬI BẬY
Trẻ nói tục chửi bậy, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng từ môi trường.
Muốn trẻ trở thành người ăn nói lễ độ, văn minh lịch sự thì môi trường sống
đóng vai trò vô cùng quan trọng .
Dương mới học lớp 1, nhưng khi mới vào lớp, cậu đã luôn miệng nói tục
chửi bậy, thường xuyên bắt nạt các bạn nữ, thậm chí không tôn trọng các nữ giáo
viên. Cô giáo chủ nhiệm liên hệ với mẹ của Dương, ai ngờ mẹ cậu còn lớn tiếng
mắng cả cô giáo và cho biết thường ngày Dương cũng ăn nói và đối xử với mẹ
như vậy. Cô giáo chủ nhiệm quyết tâm sửa đổi thói quen xấu này của Dương,
nhưng rất lâu mà không có hiệu quả. Một buổi sáng, cô giáo chủ nhiệm đến nhà
Dương thăm hỏi, cha cậu là người tiếp đón. Cô giáo hỏi mẹ Dương đâu, không
ngờ cha cậu nói: “Mụ ấy giờ này vẫn còn nằm ườn ra trên giường, ngủ trương
mắt ếch lên cô ạ”. Cô giáo nghe xong, lập tức hiểu ra tại sao Dương lại cư xử
thiếu lễ độ, hay nói tục chửi bậy như vậy .
Cả bố và mẹ đều cư xử thiếu văn hóa như vậy, thì đứa con sao có thể học
được cách cư xử lễ độ? Cô giáo chủ nhiệm đã nghiêm khắc góp ý với bố mẹ của