Dương. Sau đó, bố và Dương đều ý thức được hành vi của mình là không đúng
và cố gắng sửa đổi thói quen nói tục chửi bậy, dần học cách tôn trọng người
khác. Khi người cha sửa được tật nói tục, Dương tự nhiên sẽ bỏ được thói quen
chửi bậy, trở thành người biết cư xử lễ phép .
Cha mẹ nên lấy mình làm gương, cư xử một cách lễ độ, không nói tục chửi
bậy, nói chuyện nhẹ nhàng, thường xuyên sử dụng những câu nói lễ phép, giúp
trẻ hình thành thói quen cư xử lễ độ, ăn nói lễ phép ngay từ khi còn nhỏ.
45.3. DẠY TRẺ CÁC NGUYÊN TẮC cu xử THÔNG THƯỜNG
a. Vẻ bề ngoài Dạy trẻ phải giữ vệ sinh cơ thể như: Phải rửa mặt và rửa tay
sạch sẽ, móng tay móng chân cắt tỉa gọn gàng, đánh răng thường xuyên, sau khi
ăn phải súc miệng sạch sẽ, giữ vệ sinh răng miệng, quần áo gọn gàng và phù hợp
với hoàn cảnh...
b. hành vi cử chỉ Dạy trẻ phải có hành vi, cử chỉ văn minh lịch sự, đứng
thẳng không ngả nghiêng, hành động gọn gàng, đứng ngồi vững chắc. Dáng
đứng cao thẳng, ưỡn ngực mở vai, gót chân xếp thành hình chữ V, dáng đi đứng
đắn, tốc độ vừa phải,..
Khi nói chuyện với người khác có thể mỉm cười nhẹ nhàng; không nên tùy
tiện cạy răng, ngoáy tai, ngoáy mũi, gãi ngứa trước mặt người khác .
c. ăn nói lễ độ Dạy trẻ phải sử dụng lời lẽ lễ độ, ví dụ: “Xin chào”, “Cảm
ơn”, “Mời...”, “Xin lỗi!”, “Không sao!”... Yêu cầu trẻ khi giao tiếp với người
khác cần chân thành, quan tâm, dùng từ văn minh lịch sự, không nên lắp bắp,
vòng vo .
Khi dạy trẻ cách cư xử lễ độ, cha mẹ nhất định phải cứng rắn, cương quyết,
cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần, kiên nhẫn dạy dỗ. Đồng thời, cha mẹ còn cần nói
với trẻ, nếu xảy ra tình huống hiểu lầm, không được phép mất bình tĩnh mà dùng
từ ngữ không văn minh, ăn nói không lễ độ, cần có thái độ khoan dung với người
khác .
Mách nhỏ Khi phát hiện con sử dụng lời lẽ không lễ độ với người khác, cha