9.KHÔNG BỎ THỪA CƠM
Thời kì trưởng thành là giai đoạn trẻ hình thành nhiều thói quen. Nếu hình
thành được thói quen tốt sẽ có lợi cho cả cuộc đời sau này. Người Nhật Bản rất
chú trọng việc giáo dục trẻ tiết kiệm lương thực, trẻ ăn bao nhiêu nấu bấy nhiêu,
cha mẹ nấu bao nhiêu thì trẻ sẽ ăn bấy nhiêu, nếu cha mẹ nấu nhiều thì cũng
không được phép bỏ thừa, bắt buộc phải ăn hết. Tuy cách giáo dục này có phần
hơi hà khắc, nhưng điều đó cho thấy được tầm quan trọng của việc không bỏ
thừa cơm.
bở Thừa cơm, Thói quen xấu không Thể Tha Thứ
9.1. TẠI SAO TRẺ BỎ THỪA CƠM?
Không bỏ thừa cơm là một thói quen tốt nên được hình thành từ nhỏ. Thông
thường, lí do trẻ bỏ thừa cơm thường là:
A. ĂN UỐNG KHÔNG ĐIÈƯ Độ.
Trước khi ăn, trẻ đã ăn quá nhiều đồ ăn vặt, khi đến bữa ăn chính thường ăn ít
hoặc thậm chí không ăn. Thói quen này rất dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng
tới quá trình hấp thu dinh dưỡng và cảm giác thèm ăn. Khi ăn, không những cần
phải chú ý thời gian mà còn cần chú ý lượng thức ăn nạp vào, tránh tình trạng ăn
quá nhiều món mình thích, không ăn những món mình ghét. Tình trạng quá đói
hoặc quá no diễn ra thường xuyên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bình
thường của dạ dày và cảm giác thèm ăn, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới
tình trạng bỏ thừa cơm.
B. DÙNG THựC PHẨM ĐẺ DỤ DỎ.
Người lớn thường thích dùng những đồ ăn hấp dẫn để thuyết phục trẻ làm