PHỤ LỤC
SỰ BIẾN ĐỔI GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỂ HIỆN
TRONG VĂN HỌC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI
C
ùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, văn
chương thế giới bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Những giá trị văn hóa vỡ
vụn ra từng mảnh, sự sụp đổ của những đại tự sự dẫn đến khủng hoảng về
niềm tin đã làm cho những nụ cười đẫm lệ chua chát. Văn chương chính là
tấm gương soi phản chiếu văn hóa, trong đó, chúng ta có thể tìm thấy
những quan điểm về thế giới quan và nhân sinh quan của một cá nhân, một
dân tộc, một thế hệ. Vượt trên những khác biệt địa lý và văn hóa đang dần
thu hẹp lại vì thế giới trở nên phẳng đi là một băn khoăn day dứt về thân
phận con người.
Nền văn học Nhật Bản có lịch sử hình thành và phát triển hơn 1.200 năm
với những thành tựu văn chương rực rỡ. Bên cạnh những đặc sắc riêng biệt
của mình, Nhật Bản là một trong những nước châu Á sớm nhất hòa nhập
vào nền kinh tế và văn hóa toàn cầu. Sự hòa nhập đó, cố nhiên sẽ làm thay
đổi những giá trị văn hóa truyền thống, gây ra mâu thuẫn và xung đột trước
khi hòa đồng và chấp nhận để sống và cùng chung sống.
Khác với thế hệ đi trước như Kawabata, Oe Kenzaburo, Tanizaki…,
những tác giả trẻ hiện đại của nền văn học Nhật Bản đang dần thoát ly khỏi
những ám ảnh quá khứ cùng với gánh nặng giá trị truyền thống để bước
vào một không gian văn hóa toàn cầu. Nơi đây người ta có thể tìm thấy một
tiếng nói chung về thân phận bất chấp những nỗi đau riêng về màu da, tôn
giáo và chính trị.
Vài năm trở lại đây, độc giả yêu mến nền văn học Nhật Bản có dịp làm
quen với làn sóng văn học Nhật Bản hiện đại qua những tác phẩm dịch của
những tác gia tên tuổi được xuất bản. Bên cạnh công sức của dịch giả là