1. Quan niệm thực tiễn về doanh
nghiệp nhỏ
Sự thành công của doanh nghiệp nhỏ làm nên những huyền thoại của nước
Mỹ. Bạn có thể đã biết những câu chuyện kiểu như: Một người dân nhập cư
nghèo khó với 50 xu trong túi đã trở thành chủ của chuỗi 20 nhà hàng, một
đôi vợ chồng làm việc cật lực trong nhiều năm và thời cơ lớn đã biến họ
thành triệu phú, một bà lão làm bánh trong bếp đã trở thành chủ doanh
nghiệp với hàng trăm nhân viên, hai gã vô danh sáng tạo ra một phần mềm
và bán cho IBM với giá vài tỷ đô-la.
Những câu chuyện này thể hiện tinh thần người Mỹ: cần cù, chịu khó vượt
qua mọi khó khăn. Tuy vậy, điều hành một công ty không giống như câu
chuyện thần thoại của Horatio Alger, và những câu chuyện thần thoại kiểu
này thường phải nhường chỗ cho những sự thật trần trụi hơn nhiều. Một
bản báo cáo đặc biệt về doanh nghiệp nhỏ trên tờ Wall Street Journal năm
2004 được mở đầu với thông điệp:
Năm ngoái, nước Mỹ đã có thêm hơn nửa triệu doanh nghiệp mới. Công
bằng mà nói, số doanh nghiệp tuyên bố đóng cửa cũng tương đương với
con số này. Điều đó có nghĩa là cho dù chúng ta ca tụng sự thành công như
thế nào đi chăng nữa thì ý niệm về sự thất bại cũng luôn phải song hành.
Đây là điều đáng lưu ý. Mặc dù có những yếu tố thuận lợi cho việc trở
thành một doanh nhân ở Mỹ là con đường trải lụa, nhưng cũng có những
nhân tố khác tạo ra thách thức lớn cho việc tự điều hành doanh nghiệp.
Thực ra, nếu ai đó hỏi tôi bây giờ là thời điểm tốt nhất hay tồi tệ nhất đối
với doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, tôi cũng không thể đưa ra câu trả lời chính
xác. Theo quan điểm của tôi, tình trạng hiện tại của doanh nghiệp nhỏ có
thể được mô tả chính xác là vừa tốt vừa xấu. Tôi sẽ giải thích lý do ở phần