• Bạn mở một gian hàng ở festival nghệ thuật địa phương để bán các đồ thủ
công mỹ nghệ tự làm;
• Bạn mua và bán lại một số thứ với giá cao hơn để kiếm lời, như: xe hơi,
nhà cho thuê, đồ sưu tập có giá trị...;
• Bạn được hưởng lợi tức khi đầu tư.
Không có vấn đề gì với các doanh nghiệp loại này. Chúng mang lại tiền bạc
cho người sở hữu, vì vậy các hoạt động này là kinh doanh chứ không đơn
thuần là sở thích. Nhiều hoạt động kinh doanh thậm chí còn giúp họ có
cuộc sống thoải mái hơn. Nhưng các doanh nghiệp nhỏ này hiếm khi thuê
thêm nhân viên. Trong nhiều trường hợp, người chủ không muốn phát triển
doanh nghiệp của mình. Họ chỉ có ý định kiếm tiền đủ sống hoặc thu nhập
thêm.
Còn lại là những doanh nghiệp nhỏ quan tâm đến sự tăng trưởng. Dưới đây
là ví dụ về các công ty một thành viên quan tâm tới sự tăng trưởng ngược
lại với loại hình kinh doanh tương đối ổn định đã liệt kê ở phần trước:
• Bạn đã làm việc trong một ngành được vài năm và bây giờ bạn quyết định
thành lập công ty riêng;
• Bạn là thợ thủ công lành nghề và mong muốn trở thành ông chủ mà
không cần thuê thêm nhân công;
• Bạn đã mở phòng khám tư được vài năm và bây giờ bạn muốn mở rộng
công việc của mình;
• Bạn mới hoạt động một thời gian ngắn nhưng luôn đặt ra mục tiêu mở
rộng đối tượng khách hàng;
• Sau vài năm một mình phục vụ các khách hàng, một khách hàng đã mang
đến cho bạn một cơ hội kinh doanh hấp dẫn nhưng bạn không thể khai thác