rất nhiều vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu là về gánh nặng thuế và các quy
định, tiếp cận nguồn vốn và cải cách về vấn đề vi phạm dân sự có thể đòi
bồi thường. Nhưng lần này câu trả lời đã thay đổi. Trong số tám phương án
trắc nghiệm được đưa ra, có đến 68%, tức là hơn 2/3 số đại biểu có mặt đã
chọn phương án “Giảm các chi phí chăm sóc y tế” (trái lại, phương án về
các gánh nặng thuế và thủ tục chỉ được 6% đại biểu lựa chọn). Kết quả này
ẩn chứa câu trả lời cho một câu hỏi lớn hơn: “Tương lai của các doanh
nghiệp nhỏ tại Mỹ là gì?”
Trong tương lai gần, thành công của các doanh nghiệp nhỏ sẽ xoay quanh
vấn đề nguồn nhân lực. Bạn không thể cung cấp cho nhân viên của mình
các dịch vụ chăm sóc y tế hoàn hảo và có tính cạnh tranh so với các doanh
nghiệp lớn chính là điểm hạn chế của sức tăng trưởng trong tương lai gần.
Tương lai gần là bao lâu? Đó là thách thức số một của các doanh nghiệp
nhỏ cho đến khi tình trạng này được giải quyết.
Tôi tin rằng cả hai đảng sẽ chung sức giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ vượt
qua thách thức này. Các nhà lập pháp của từng bang và liên bang hiểu rõ
tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề này. Chắc chắn bản kế hoạch của họ sẽ
tập trung giải quyết các nguy cơ về chăm sóc y tế thông qua các hiệp hội,
các bộ ngành trung ương và địa phương hay các hình thức liên minh nào
đó. Hãy lưu ý tới vấn đề quan trọng này và nếu có thể hãy tham gia giải
quyết nó. Các đại biểu ở Hạ viện cần được lắng nghe ý kiến của bạn về vấn
đề này.
Tương lai lâu dài của các doanh nghiệp nhỏ cũng xoay quanh vấn đề con
người. Nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực có đầy đủ kỹ năng, kiến
thức và kinh nghiệm chắc chắn sẽ dẫn tới một cuộc cạnh tranh khốc liệt
giữa các doanh nghiệp để giành lấy những nhân viên tài năng nhất. Tôi hy
vọng các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn sẽ đầu tư tiền của vào vấn đề
này. Và sau đây là sự thay đổi mang tầm vĩ mô cuối cùng tôi muốn trình
bày trong cuốn sách này.