mà tôi gọi là “ba chữ đầy sức mạnh: Vận động hành lang (lobbying), hầu
tòa (litigation), và tài sản thừa kế (legacy)”. Nhờ đóng góp vào các chiến
dịch lớn cộng với ủng hộ tài chính tích cực, các doanh nghiệp lớn luôn có
tai mắt trong chính quyền liên bang. Đã bao giờ một đại gia làm điều gì sai
trái với bạn chưa? Hy vọng bạn gom góp đủ tiền để kiện lên toà án. Với
nhiều thủ đoạn lách luật và tiềm lực tài chính dồi dào, doanh nghiệp lớn có
thể khiến bạn không đủ khả năng tài chính để theo đuổi vụ kiện đến cùng.
Các ông lớn này luôn thắng kiện vì uy tín và những đóng góp cho cộng
đồng của họ. Các doanh nghiệp lớn tự duy trì hoạt động. Ở khía cạnh nào
đó, họ giống như một toà lâu đài thời Trung cổ. Càng tồn tại thì bức tường
thành dường như càng bất khả xâm phạm.
Doanh nghiệp lớn thường xây dựng một nhóm nhân viên chuyên chế ngự
các nguy cơ có thể xảy ra. Khoảng một nửa dân số Mỹ làm việc cho các
công ty có trên 500 lao động. Wal-Mart thuê tới 1,5 triệu lao động, xấp xỉ
dân số của Bang Wyoming và Washington cộng lại. Hai công ty General
Electric và Ford thuê hơn 300 nghìn lao động, tương đương với số dân của
một thành phố trung bình, chưa tính tới hàng nghìn việc làm được thuê
ngoài hoặc được chuyển giao cho các nhà cung cấp.
Và công ty lớn thì ngày càng lớn hơn. Las Vegas là một trong những thành
phố có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, và cũng là một trong những nơi có tỷ
lệ thất nghiệp thấp nhất ở Mỹ. Thực tế này có phải do các doanh nhân đầy
nghị lực thành lập nhiều công ty mới ở đây? Có phải do hàng trăm doanh
nghiệp tư nhân ở đây cần thêm lao động? Những lý do đó đều không hoàn
toàn chính xác. Khi MGM Mirage và Mandalay sáp nhập năm 2004, công
ty mới này thuê tới 64 nghìn lao động. Đó là con số ấn tượng đối với một
thành phố. Chỉ riêng chuỗi sòng bạc và khách sạn này đã giải quyết việc
làm bằng cả 16 nghìn doanh nghiệp bốn thành viên.
Là diễn giả, tôi thường đi tới những khu vực sầm uất, trong đó có thành phố
Las Vegas. Tôi diễn thuyết trước các chủ doanh nghiệp nhỏ ở đây về thời