7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 249

toàn mang tính cạnh tranh. Đó là sự “thắng – thua”. Không ai
cố gắng tìm hiểu để hợp tác. Không ai tìm kiếm giải pháp tối
ưu cho cả hai. Chỉ có sự cạnh tranh và mong muốn hạ gục
người kia. Liệu bạn có thể nhận ra sức ép của cách tiếp cận
“thắng - thua” trong những cuộc cãi cọ gia đình – tranh cãi
giữa vợ chồng, giữa bố mẹ và con cái, giữa những thành viên
trong đại gia đình?

Nhưng vào phần cuối của ví dụ minh họa, đã có một sự

chuyển đổi lớn trong cách nghĩ. Không còn là “tôi thắng anh
thua” nữa, mà là “cả hai chúng ta cùng thắng”. Bằng cách hợp
tác với nhau một cách sáng tạo, chúng ta có thể mang lại lợi ích
cho cả hai nhiều hơn hẳn so với việc người này phải “triệt tiêu”
người kia. Liệu bạn đã nhận ra điều gì đó về sự tự do, sáng
tạo, cảm giác đoàn kết và những thành quả chung có được, khi
giải quyết những vấn đề gia đình bằng hợp tác?

Chúng ta càng tiến tới sự sáng tạo và hợp lực để mọi người

đều thắng (triết lý “win-win”), văn hóa gia đình nhờ thế sẽ
càng “đẹp”, càng hiệu quả.

Tôi thường liên hệ ba thói quen này với ba danh từ: gốc

rễ, con đường thành quả.

• Thói quen 4: Tư duy cùng thắng – là gốc rễ. Đó là quy tắc

nền tảng của việc tìm kiếm lợi ích chung, hay còn gọi là
“Quy tắc Vàng”. Đó là động lực và thái độ nuôi dưỡng mọi
sự thấu hiểu để hợp lực cùng phát triển.

• Thói quen 5: Hiểu người trước, hiểu mình sau – là con

đường. Đó là phương pháp, là con đường dẫn tới nhiều sự
tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Nó giúp bạn bước ra khỏi
cái tôi của bản thân, để thực sự hiểu được suy nghĩ và trái
tim của một ai đấy.

Thói quen 6: Hợp lực – là thành quả. Nó là kết quả, là sản
phẩm cuối cùng, là món quà lớn cho sự cố gắng. Nó không

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 4 9

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.