7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 251

người chủ động suy nghĩ vào cốt lõi
của vấn đề, thực sự mong muốn có
một giải pháp “đôi bên cùng có lợi”
(đôi bên cùng thắng). Bạn hãy suy
nghĩ đôi bên cùng thắng, chứ không
phải “anh thắng-tôi thua” hoặc “anh
thua-tôi thắng”, cho dù người kia
chưa sẵn sàng nghĩ như vậy. Đây là điểm đặc biệt quan trọng,
vì hầu hết mọi người đều sẵn sàng chuyển đổi suy nghĩ “cùng
thắng”, nếu người kia chủ động như thế.

Trong ví dụ về cuộc đấu vật tay, điều này được thể hiện ở

chỗ bàn tay của bạn mềm ra, thăm dò phản ứng của người kia.
Trong cuộc sống, điều đó có nghĩa là trước tiên bạn hãy tìm
hiểu sở thích, nhu cầu và sự quan tâm của người khác.

Vì vậy, một người chủ động có thể thực hiện được cả Thói

quen 4 và 5.

Nhưng Thói quen 6 - Hợp lực, phải cần hai người. Đây là

một hành trình thú vị về việc tạo lập điều gì đó mới mẻ, bắt

nguồn từ suy nghĩ “cùng thắng”, biết chia sẻ, thấu hiểu nhờ

luyện tập Thói quen 4 và 5. Sự hợp lực không chỉ tạo ra những

giải pháp mới, mà còn tạo ra sự gắn kết lớn lao trong mối quan

hệ. Tương tự như trường hợp một đứa bé ra đời, trở thành một

sức mạnh gắn kết chặt chẽ đôi vợ chồng với nhau, mang lại cho

họ một tầm nhìn chung, một trách nhiệm chung, một sở thích

chung, vượt qua những sở thích khác.

Ba thói quen này thể hiện bản chất của “gia đình”, đó là

sự dịch chuyển sâu sắc tận bên trong, từ “cái tôi” sang “cái

chúng ta”. Vì vậy hãy xem xét cụ thể hơn về những thói quen

này, bắt đầu từ Thói quen 4: Tư duy cùng thắng.

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 5 1

C

am kết là:

“Trước tiên hãy để

tôi lắng nghe

bạn”, hoặc “Hãy

giúp tôi hiểu bạn”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.