7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 253

Thằng em bị tổn thương trước những lời nói như dao cắt ấy.

Nó rơm rớm nước mắt, nhìn xuống và nói khẽ: “Tại sao?”.

Thằng anh vội trả lời ngay: “Vì mày luôn chọc tức làm tao

phát điên lên. Tao không muốn ở cạnh mày nữa”.

Thằng em thở dài: “Em làm vậy vì mỗi lần chơi trò chơi,

anh lúc nào cũng thắng”.

“Tất nhiên là tao phải thắng”, thằng anh đáp nhanh, “Tao

giỏi hơn mày mà”.

Trước câu nói đó, thằng em nghẹn giọng, hầu như không

thể nói gì được nữa. Nhưng rồi từ tận sâu trái tim, nó gắng
gượng thốt lên: “Em chỉ không chịu nổi việc lúc nào cũng thua.
Nên em nói những lời chọc tức anh... Em không muốn anh về
nhà. Em thích chơi với anh”.

Những lời nói đẫm nước mắt này đã làm thằng anh cảm

động. Giọng nó dịu xuống: “Được rồi, anh sẽ không về nhà.
Nhưng em làm ơn đừng chọc tức, đừng làm anh nổi điên, được
không?”.

“Vâng, được”, thằng nhỏ đáp. “Anh cũng đừng nghĩ là

bằng mọi giá phải thắng em, anh nhé!”.

Cuộc trò chuyện ngắn đó đã cứu vãn kỳ nghỉ của chúng tôi.

Mọi thứ dĩ nhiên không thể trở nên hoàn hảo, nhưng hai đứa
đã biết nhường nhịn lẫn nhau. Tôi nghĩ là thằng anh sẽ không
quên câu nói của đứa em: “Em chỉ không chịu nổi việc lúc nào
cũng thua”.

Tâm trạng bức bối “lúc nào mình cũng thua cuộc”, trong

không ít trường hợp, trở thành nguyên nhân làm cho chúng ta
hành xử ngu ngốc, và khích động sự giận dữ nơi người khác.

Không ai muốn thua cả, đặc biệt trong những quan hệ gia

đình gần gũi. Chúng ta thường rơi vào những tình huống bị chi
phối bởi cách nghĩ “thắng - thua”. Không ít người lớn lên từ

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 5 3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.