7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 255

Cách thứ hai là thử thuyết phục: “Con yêu, nếu con biết

cách chia sẻ đồ chơi với các bạn, sau này khi con tới nhà các
bạn, họ sẽ chia sẻ đồ chơi với con”.

Câu trả lời, ngay lập tức, lại là “Không!”.

Tôi càng lúc càng xấu hổ vì đã không bảo ban được con gái

mình. Cách thứ ba là mua chuộc. Rất nhẹ nhàng, tôi nói: “Con
yêu, nếu con chịu chia sẻ, bố sẽ có một điều ngạc nhiên đặc
biệt dành cho con. Bố sẽ cho con một chiếc kẹo gôm”.

“Con không muốn kẹo gôm!”, nó hét tướng lên.

Tôi bắt đầu thấy bực mình. Trong nỗ lực lần thứ tư, tôi đã

dùng đến sự đe dọa: “Nếu con không chịu chia sẻ, con sẽ thực
sự gặp rắc rối đấy!”.

“Con không quan tâm!”, nó kêu lên. “Những thứ này là

của con! Con không cần phải chia sẻ!”.

Cuối cùng tôi phải dùng đến sức mạnh. Tôi giật lấy vài

món đồ chơi và ném chúng cho những đứa trẻ khác. Tôi nói:
“Này các cháu! Chơi đi nhé”.

Sau lần sinh nhật đó của con gái, cả Sandra và tôi đã phải

cố gắng nhiều hơn để hiểu bọn trẻ đang trải qua những giai
đoạn hoàn thiện về tâm lý. Mong đợi một sự chia sẻ như vậy
ở một đứa trẻ chưa đến năm, sáu tuổi là điều không thực tế.
Thậm chí khi chúng đã đủ tuổi rồi, những vấn đề liên quan
đến sở hữu bao giờ cũng làm cho chúng trở nên bối rối, khó
khăn.

Khi rơi vào một tình huống

kể trên, bạn thấy rằng bạn đúng.
Vì bạn lớn hơn, mạnh hơn, và có
vẻ dễ dàng hơn rất nhiều nếu đi
theo cách “thắng – thua”, buộc
bọn trẻ làm theo cách của mình.

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 5 5

V

ì bạn lớn hơn,

mạnh hơn, và có vẻ dễ

dàng hơn rất nhiều

nếu đi theo cách

“thắng - thua”, và làm

theo cách của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.