7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 254

những gia đình luôn luôn đặt ra sự so sánh giữa anh chị em
trong nhà với nhau. Ở trường, chúng ta được đánh giá theo
“thứ tự xếp hạng”, nếu một người nhận được điểm A, có nghĩa
ai đó phải nhận điểm C. Xã hội chúng ta đầy rẫy hiện tượng
“thắng - thua”, như những hệ thống xếp hạng trường học,
những môn thể thao cạnh tranh, các cuộc thi sắc đẹp, trò chơi
truyền hình, và những vụ kiện cáo.

Tất cả những điều vừa nêu cũng diễn ra trong cuộc sống

gia đình. Khi những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên đòi hỏi được
người lớn công nhận, anh chị em cạnh tranh với nhau để được
chú ý, hoặc những cặp vợ chồng cãi nhau để bảo vệ cho cách
nghĩ của riêng mình, đó là những lúc chúng ta rơi vào cách cư
xử “thắng - thua”.

Kết quả của việc hành xử “tôi thắng, anh thua”

Ngày nọ, khi trở về nhà để dự bữa tiệc sinh nhật lên 3 của

con gái, tôi nhìn thấy bé đang ngồi ở góc phòng khách, bướng
bỉnh giữ chặt các món quà của mình, không chịu cho những
đứa trẻ khác chơi cùng. Vài bậc cha mẹ trong phòng đang
chứng kiến biểu hiện ích kỷ này. Tôi thấy xấu hổ, vì vào thời
gian đó tôi nhận giảng dạy các lớp đại học về mối quan hệ vị
tha trong đời sống nhân loại.

Không khí trong phòng thực sự căng thẳng. Bọn trẻ xúm

đông xung quanh con gái tôi, nài nỉ được chơi với những món
quà mà chúng vừa tặng, trong khi con gái tôi kiên quyết từ
chối. Tôi tự nhủ: “Phải dạy con gái mình về sự chia sẻ, đây là
một trong những giá trị căn bản nhất để xây dựng niềm tin”.

Đầu tiên tôi đưa ra một lời yêu cầu đơn giản: “Con yêu,

hãy chia sẻ với bạn con những đồ chơi mà các bạn vừa tặng
đi!”.

“Không!”. Nó đáp một cách thẳng thừng.

2 5 4 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.