7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 275

một cách chậm chạp, ngắc ngứ, “Mary... đi... đến ... cửa....
hàng”, Sean sẽ bò ra từ chỗ trốn của mình và nhại lại giọng đọc
ấy, “Mary... đi... đến... cửa... hàng”, trêu tức và chế nhạo cho tới
khi thằng bé bật khóc.

Tôi nói, “Sean! David đang cố gắng tập đọc. Con cũng đã

từng phải học đọc. Ban đầu bao giờ cũng khó. Đừng trêu chọc
em nữa. Trời ạ, nó là em trai của con mà! Đừng làm em khóc,
để em yên đi con”.

Việc này tiếp diễn trong một thời gian cho tới khi tôi tìm

được một giải pháp tốt hơn. Chúng tôi đưa Sean ra một chỗ và
nói chuyện với nó. “Sean, con lớn hơn David, và con đã biết
đọc rồi. Con có thể dạy David đọc được không? Điều đó sẽ rất
tuyệt. Ngồi với em mỗi ngày nửa tiếng và xem con có thể giúp
em tốt hơn bố mẹ không”.

Sean nghĩ về chuyện đó và đồng ý. Sau vài hôm, cậu bé dắt

David đến trước chúng tôi và tuyên bố: “Bố mẹ hãy nghe David
đọc nè. Hàng ngày con đều dạy em, và em bây giờ đọc khá tốt
rồi”. David mở sách ra, bắt đầu đọc: “Mary... đi ... đến... cửa...
hàng”, vẫn chậm chạp như một vài ngày trước đây.

Chúng tôi nói: “Xin chúc mừng con, Sean! Con vừa dạy em

con biết đọc rồi”. Sean rạng rỡ và rất tự hào. David cũng vui,
khi biết anh trai khen nó đọc tốt. Đó là một chiến thắng cho cả
hai đứa. Sean đã trở thành “thầy giáo”, đưa học sinh của mình
đến trình diện với chúng tôi xác nhận thành quả. David đã trở
thành “học sinh”, tự hào về những gì bé đạt được.

Có rất nhiều cách để tạo ra những tình huống cùng thắng,

thậm chí đối với những đứa trẻ nhỏ tuổi nhất. Tôi nhớ lại bữa
tiệc sinh nhật của con gái tôi, bé đang trải qua giai đoạn mong
muốn sở hữu đồ chơi trước khi sẵn sàng chia sẻ. Những người
làm bố mẹ như chúng ta cần hiểu được tâm lý này, để có thể
giúp con cái có được cách hành xử cùng thắng.

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 7 5

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.