7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 290

hoàn thiện, những đóng góp sẽ phải thực hiện! Điều đó sẽ tạo
nên sự khác biệt trong cách cư xử của chúng ta với nhau, nếu
chúng ta biết nhìn thấy xa hơn những hành vi xử sự vào lúc
này.

Hành động dựa trên một viễn cảnh, một tầm nhìn – thay

vì dựa trên cảm xúc hay hành vi nhất thời sẽ tạo nên sự khác
biệt trong việc làm cha làm mẹ. Hãy lấy một vấn đề nhạy cảm
như thiết lập kỷ luật với trẻ thơ làm ví dụ. Một trong những
điều giá trị nhất mà Sandra và tôi học được từ cách tư duy theo
“bức tranh lớn”, đó là sự khác nhau giữa hình phạt kỷ luật.

Tôi có thể minh họa bằng việc đưa trẻ vào phòng “tự kiểm

thảo”.

Nhiều người dùng phòng “tự kiểm thảo” để buộc một đứa

trẻ có hành vi sai trái phải ở trong đó cho tới khi nó bình tĩnh
trở lại. Tùy vào cách sử dụng phòng “tự kiểm thảo” mà có sự
khác nhau giữa hình phạt và kỷ luật. Nếu là hình phạt, bạn sẽ
bảo đứa trẻ: “Được rồi, con phải vào phòng tự suy nghĩ trong ba
mươi phút”. Nếu là kỷ luật, bạn sẽ nói: “Được rồi, con cần vào
phòng tự suy nghĩ cho tới khi con hứa là sẽ làm theo những điều
đã thỏa thuận”. Việc bọn trẻ ở trong phòng một phút hay một
tiếng không quan trọng, miễn là đứa trẻ chủ động đưa ra sự lựa
chọn đúng.

Ví dụ, nếu một cậu bé rõ ràng là cư xử sai, nó cần phải vào

phòng tự suy nghĩ cho tới khi nó quyết định sẽ cư xử khác đi.
Nếu nó tiếp tục cư xử sai, có nghĩa là nó vẫn chưa thay đổi suy
nghĩ, cần phải đưa ra thảo luận kỹ càng hơn. Điều muốn nói ở
đây là bạn cần thể hiện sự tôn trọng, khẳng định đứa bé có
quyền lựa chọn hành vi sao cho phù hợp với những nguyên tắc
trong bản thỏa thuận. Kỷ luật không dựa trên cảm xúc mà được
áp dụng bằng những cách giải quyết trực tiếp, thực tế, dựa trên
những hệ quả đã được thỏa thuận trước đó.

2 9 0 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.