7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 293

Đi từ cái “Tôi” đến cái “Chúng ta”

• Hãy xem lại câu chuyện về buổi tang lễ ở trang 262-264.

Đây là ví dụ về một tình huống nhạy cảm nhưng đã mang
lại kết quả cùng thắng cho mọi người tham gia, nhờ vào
một người khởi xướng có tầm nhìn và kế hoạch. Thảo luận
làm cách nào bạn có thể xây dựng mô hình về thái độ,
cách ứng xử cùng thắng trong một vài tình huống cụ thể.

• Phân tích sự khác nhau giữa “tâm lý khan hiếm” và “tâm

lý dồi dào” được thể hiện ở trang 265. Hãy chỉ ra một tình
huống, trong đó tâm lý dồi dào mang lại lợi ích cho gia
đình bạn. Cố gắng sử dụng kiểu “tâm lý dồi dào” trong
một tuần. Ghi nhận về sự khác biệt được tạo ra trong văn
hóa gia đình bạn.

Xây dựng bản thỏa thuận cùng thắng với các thành viên

gia đình

• Thảo luận các câu chuyện kể về việc xây dựng bản thỏa

thuận cùng thắng trong chương này. Nói về sự khác biệt
mà những bản thỏa thuận này tạo ra đối với con cái, với
bố mẹ. Hãy thử tạo ra một bản thỏa thuận cùng thắng với
một thành viên gia đình nào đấy. Thực hiện trong một
tuần. Thảo luận về lợi ích và thách thức.

• Thảo luận về sự khác biệt giữa kỷ luật và hình phạt. Hãy

hỏi xem: Chúng ta có thể thi hành kỷ luật mà không đưa
ra hình phạt? Bằng cách nào?

• Hãy thảo luận việc xem xét “bức tranh lớn” có ý nghĩa như

thế nào. Khi một thành viên đang có cách cư xử không
được tán thành, nếu biết nhìn xa hơn những ứng xử hiện
tại, liệu có thể giúp bạn tư duy cùng thắng đối với trường
hợp này hay không? Như thế nào?

THÓI QUEN THỨ TƯ: TƯ DUY CÙNG THẮNG • 2 9 3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.