7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 372

- Thế anh chị có con chưa?

- Rồi, hai con.

- Vậy à? – Tôi hỏi một cách nghi ngờ. - Làm thế nào mà

anh chị có con được?

- Ông có ý gì?

- Hai anh chị đã hợp lực với nhau. – Tôi nói. – Một với một

bằng hai. Nhưng anh chị đã làm một với một bằng bốn rồi đấy.
Hợp lực thì tốt hơn là chỉ gộp các bộ phận với nhau. Thế anh
chị đã làm thế nào?

- Ông biết rồi mà. – Ông ấy trả lời.

- Anh chị chắc hẳn đã phải trân trọng sự khác biệt. – Tôi

phát biểu.

Bây giờ, hãy so sánh với một kinh nghiệm khác. Người vợ

kể:

Vợ chồng tôi có cách suy nghĩ rất khác nhau. Tôi suy nghĩ

lô-gíc và có hệ thống, tức là suy nghĩ bằng não trái. Nhưng anh
ấy suy nghĩ bằng não phải và nhìn mọi thứ một cách hình tượng.

Khi chúng tôi mới cưới nhau, sự khác biệt này đã tạo nên

một vài vấn đề trong giao tiếp. Có vẻ như anh ấy lúc nào cũng
nhìn vào tận cùng vấn đề để tìm ra những lựa chọn mới, những
khả năng mới. Anh ấy có thể dễ dàng thay đổi giữa chừng, nếu
tìm thấy một cách mới tốt hơn. Nhưng tôi thì khác. Tôi làm mọi
việc cần mẫn và chính xác. Một khi chúng tôi đã có định hướng
rõ ràng, tôi sẽ phác ra các chi tiết cụ thể và theo đuổi cách làm
đó, bất kể điều gì xảy ra.

Điều này gây ra nhiều khó khăn hơn, nhất là khi chúng tôi

phải cùng nhau quyết định mọi thứ, từ việc đặt ra mục tiêu đến
việc mua sắm và nuôi dạy con cái. Sự gắn kết giữa chúng tôi rất
chặt chẽ, nhưng cả hai vẫn luôn có những suy nghĩ riêng và rất
vất vả trong việc cùng ra quyết định.

3 7 2 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.