7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - Trang 373

Đã có lúc vợ chồng tôi thử phân chia trách nhiệm. Chẳng

hạn trong việc chi tiêu, anh ấy sẽ lập các kế hoạch dài hạn,
trong khi tôi theo dõi việc thực hiện nó. Điều này dường như có
tác dụng. Cả hai chúng tôi đều đang đóng góp cho hôn nhân
của mình theo thế mạnh riêng.

Nhưng rồi chúng tôi nhận ra, nếu biết kết hợp sự khác biệt

của mình chúng tôi sẽ có sự phong phú mới trong quan hệ.
Chúng tôi nhận ra mình có thể lần lượt lắng nghe nhau, đón
nhận những cách nhìn nhận vấn đề mới. Thay vì tiếp cận vấn
đề theo những cách “trái ngược” nhau, cả hai có thể cùng nhau
tiếp cận và chia sẻ để hiểu rõ vấn đề hơn.

Điều này đã giúp chúng tôi có những cách giải quyết hoàn

toàn mới cho các vấn đề của mình. Cuối cùng, khi nhận ra
những điều khác biệt giữa đôi bên là thành phần của một tổng
thể lớn lao hơn, chúng tôi bắt đầu phát hiện ra những khả năng
để kết hợp những thành phần đó theo cách mới.

Vợ chồng tôi khám phá ra là cả hai thích cùng nhau ngồi

viết. Anh ấy thích những quan niệm lớn, những ý tưởng trừu
tượng và cách giảng giải của bán cầu não phải. Tôi trao đổi và
thử thách những ý tưởng của anh ấy, sắp xếp nội dung, trau
chuốt từ ngữ. Điều này đã gắn kết chúng tôi lại với nhau, cùng
nhau đóng góp cho hôn nhân ở một mức độ mới. Chúng tôi
nhận ra sự hợp tác đôi bên mang lại nhiều điều tốt hơn, vì
chúng tôi khác nhau.

Hãy chú ý, hai cặp vợ chồng trên xử lý sự khác nhau trong

tư duy não trái và não phải. Trong trường hợp thứ nhất, sự
khác biệt này đã dẫn đến bối rối, hiểu lầm và chia rẽ. Trong
trường hợp thứ hai, nó đã dẫn đến một mức độ mới của sự
đoàn kết và phong phú trong quan hệ.

Vậy làm thế nào mà cặp vợ chồng thứ hai có được những

kết quả tích cực như vậy?

THÓI QUEN THỨ SÁU: HỢP LỰC • 3 7 3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.