điều sẽ xảy ra vào ngày mai. Họ thường cảm thấy mình là nạn
nhân của hoàn cảnh và sự bất công của mọi người. Họ giống
như người được đưa vào phòng cấp cứu, được đặt dưới một
quy trình theo dõi y tế cao độ: những dấu hiệu sống sót của họ
tuy có nhưng mờ nhạt và không thể tiên đoán được.
Cuối cùng, những gia đình này có thể mài sắc những kỹ
năng tồn tại. Mục tiêu ngày qua ngày của họ chỉ là làm sao để
sống sót.
Ổn định
Quay trở lại câu chuyện, bạn sẽ thấy rằng nhờ nỗ lực bản
thân và sự giúp đỡ của mọi người, người phụ nữ kia đã có thể
chuyển từ sống sót sang ổn định. Cô ấy đã có thức ăn và những
thứ cần thiết cho cuộc sống. Cô ấy còn có một cuộc hôn nhân
ổn định, mặc dù cô ấy vẫn phải chiến đấu với những vết sẹo
của giai đoạn “sống sót” vừa trải qua.
Điều này tượng trưng cho giai đoạn thứ hai. Họ đang sống
sót, nhưng những kế hoạch làm việc và thói quen khác nhau
khiến cho họ không thể ngồi lại cùng nhau để bàn bạc, họ sống
trong một trạng thái không có tổ chức. Họ không biết phải làm
gì, cảm thấy phù phiếm và bị mắc bẫy.
Nếu ngày càng có nhiều hiểu biết, tổ chức một vài kế
hoạch để giao tiếp và giải quyết vấn đề, họ càng có nhiều hy
vọng hơn, giúp vượt qua sự thờ ơ và phù phiếm.
Họ bước vào sự ổn định, nhưng vẫn chưa “thành công”.
Mọi người thỉnh thoảng nói chuyện với nhau để giải quyết một
số vấn đề bức bách, nhưng không có sự giao tiếp thực sự sâu
sắc nào. Mọi người thường tìm sự thoải mái ở bên ngoài gia
đình. “Ngôi nhà” chỉ là nơi để họ đi ra đi vào. Nơi đó khiến họ
nhàm chán, không có mong muốn tạo dựng những thành quả
chung. Không có hạnh phúc, tình yêu, niềm vui và sự thanh
thản thực sự nào.
4 5 2 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC