thể đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho cha mẹ. Tôi đã có thể lựa chọn
những cách ứng xử hoàn toàn khác.
Tôi đã trải qua một quãng thời gian dài, hết sức khó khăn
để có thể thừa nhận lỗi do mình. Tôi đã phải đấu tranh với
niềm kiêu hãnh tự tạo bấy lâu. Nhưng khi vượt qua được những
khó khăn đó, tôi cảm thấy hết sức thoải mái, tự do. Tôi đã kiểm
soát được bản thân để tìm ra một hướng đi tốt đẹp hơn. Tôi
nhận ra phải có trách nhiệm với chính mình.
Giờ đây mỗi khi lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo đến đâu đi
nữa, tôi chọn “điểm dừng” để xác định lại phương hướng, so
sánh thực tế với cách nhìn nhận chủ quan của mình. Tôi tránh
không ăn nói bộp chộp, không xử sự gay gắt. Tôi luôn cố gắng
để có được một kết cục tốt đẹp và kiểm soát được mình.
Cuộc đấu tranh nội tâm vẫn luôn tiếp diễn. Những lúc như
thế, tôi thường rút về một góc yên tĩnh trong tâm hồn mình để
kiềm chế và chiến thắng chính mình, để mình không đi chệch
hướng.
Khi gặp phải khó khăn, người phụ nữ trong câu chuyện
vừa kể đã biết dừng đúng lúc, trước khi đưa ra quyết định.
Trong khoảng thời gian dừng lại, cô ấy suy xét để tìm ra hành
động phù hợp thay vì phản ứng xốc nổi. Cô ấy đã thực hiện
như thế nào?
Hãy lưu ý cách thức cô ấy suy xét lại bản thân để hiểu về
hành vi của chính mình. Cô ấy đã áp dụng kỹ năng thứ nhất:
tự nhận thức. Là con người, chúng ta có thể đứng ngoài cuộc
sống của mình để nhìn nhận một cách khách quan, thậm chí
còn biết nhìn nhận cả những suy nghĩ bên trong, để từ đó từng
bước tạo nên sự thay đổi và hoàn thiện. Loài vật không thể
làm được điều này nhưng con người thì có thể. Kỹ năng thứ hai
mà cô ấy sử dụng là lương tâm. Chính lương tâm, “tiếng nói
tâm hồn”, đã giúp người phụ nữ nhận ra cách thức cô ấy đối
4 8 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC