Loài vật không bao giờ rơi vào hoàn cảnh như vậy. Chúng
chỉ dựa vào bản năng và sự rèn luyện tự nhiên. Mặc dù chúng
cũng có những khả năng đặc biệt khác mà con người không
có, nhưng về cơ bản, hoạt động của loài vật chỉ là đấu tranh
sinh tồn và duy trì nòi giống.
Trong cuộc đời, con người liên tục gặp phải vô vàn khó
khăn và buộc phải tìm ra giải pháp. Đây cũng là một áp lực để
giúp chúng ta trưởng thành. Nói cách khác, “trưởng thành hay
chết” là yêu cầu tất yếu để hiện hữu.
Sự kiện nhân bản vô tính chú cừu Dolly ở Scotland đã làm
dấy lên mối quan tâm về khả năng nhân bản con người với
hàng loạt vấn nạn đạo đức. Đa số các cuộc thảo luận đều dựa
trên giả định “con người chỉ là động vật cao cấp” - điều đó
đồng nghĩa với việc chúng ta chỉ là sản phẩm của điều kiện tự
nhiên (cụ thể là gen) và điều kiện xã hội (bao gồm sự nuôi
nấng, dạy dỗ, chăm sóc, môi trường văn hóa). Nhưng giả định
này không thể lý giải được tại sao Gandhi, Nelson Mandela hay
Mẹ Teresa làm được những điều vĩ đại, hay tại sao những ông
bố bà mẹ trong cuốn sách này có thể làm nên kỳ tích. Đó là vì
họ biết vận dụng và phát triển những kỹ năng riêng có của con
người, để đạt được những thành tựu, cống hiến vĩ đại.
Một khi biết cách hoàn thiện và vận dụng “điểm dừng”,
người mẹ trong câu chuyện trên đã trở nên chủ động. Cô ấy
điều chỉnh hướng đi của gia đình để không dẫm lên vết xe đổ
của thế hệ trước (nào là thù hận, ưa bạo lực, nào là thích gây
gổ…), bằng sự rèn luyện bản thân, bằng đấu tranh nội tâm,
khắc phục sai lầm.
Rất chậm rãi, tinh tế, khéo léo, người phụ nữ ấy đang làm
nên sự biến đổi sâu sắc trong nề nếp văn hóa gia đình. Cô ấy
đang viết nên một kịch bản mới và đã trở thành tác nhân của
sự đổi thay.
5 0 • 7 THÓI QUEN TẠO GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC