KẾ THỨ HAI: BIẾN KHÔNG THÀNH CÓ (Vô trung sinh hữu)
Vô trung sinh hữu là biến không thành có. Mặt nước không có gió nhưng
vẫn gợn sóng, nổi sóng.
Khéo bịa đặt, dựng chuyện, nguỵ tạo mê hoặc đối phương tin là thật.
Nguyên lí của kế này là dựa vào sự biến hoá của sự vật từ âm sang
dương, âm cực thì dương sinh. Là giai đoạn chuyển tiếp từ giả sang thật.
Muốn thực hiện kế vô trung sinh hữu thì gợi ý đối phương nói lên ý
hướng, hi vọng, ham muốn của mình, sau đó tìm cách kiềm chế khống chế
đối phương. A. TRƯƠNG NGHI TRỔ TÀI LÀM TIỀN
Trương Nghi tới nước Sở, phải chịu nghèo khổ, kẻ tả hữu giận, đòi về.
Trương Nghi bảo họ:
- Anh em thấy áo mão rách cả mà đòi về chứ gì. Hãy đợi đó, vì anh
em tôi vào yết kiến vua Sở (Hoài vương) đã.
Lúc đó bà Nam Hậu (hoàng hậu) và nàng Trịnh Tụ (ái phi) đều được vua
sùng ái. Trương Nghi vào yết kiến vua Sở, vua Sở không vui. Trương Nghi
nói:
- Đại vương không dùng tôi, tôi lên phương bắc yết kiến vua Tấn.
Vua Sở đáp:
- Được!
- Đại vương có cần món gì ở Tấn không?
- Hoàng kim, châu ngọc, sừng tê, ngà voi đều sản xuất ở Sở, quả
nhân không cần món gì ở Tấn cả.
- Thì ra đại vương không hiếu sắc nhỉ?