Tử, Chư Cát Lượng, Trương Lương, Lý Thuyên.
Trương Quả Lão (một vị trong Bát Tiên đời Đường) cũng có viết Âm
Phù Kinh và có dẫn Y Doãn, Thái Công, Chư Cát Lượng, Lý Thuyên.
Lại có bản do 11 người chú: Thái Công, Phạm Lãi, Quỉ Cốc, Trương
Lương, Chư Cát Lượng, Lý Thuần Phong, Lý Thuyên, Lý Hiệp, Lý Giám,
Lý Duyệt, Dương Thịnh. - Thạch Đại Dương Nhân Sơn, một người rất giỏi
về Đạo Phật, chú Âm Phù theo Phật.
-
Lý Gia Du giỏi Dịch giảng Âm Phù theo Dịch.
-
Đơn Chân Nhân, Khấu Trương, Trương Quả Lão, Lý Thuyên là các
Đạo Gia nên bình Âm Phù theo Lão.
Trịnh Tiều Nghệ Văn cho biết trước sau có 38 bộ Âm Phù Kinh biên
soạn thành 51 quyển.
Như vậy mỗi người chú Âm Phù một cách. Binh gia giải theo Binh Gia,
Đạo Gia giải theo Đạo Gia, Phật Gia giải theo Phật Gia. Nhưng Âm Phù
Kinh vẫn là Âm Phù Kinh.
(Xem Vô Tích Hoàng Nguyên Bính tiên thích, Âm Phù Kinh Chân
Thuyên, Tựa)
Tại sao một quyển sách chỉ vẻn vẹn có ba bốn trăm chữ mà được nhiều
học giả mê thích như vậy?
Thưa vì nó đưa ra một học thuyết quá hay: Đó là hãy bắt trước Trời mà
hành sự thì muôn việc đều hay. (Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành
tận hĩ.
觀 天 之 道 執 天 之 行. 盡 矣. )
Trung Hoa Đạo giáo Đại Từ Điển viết:
«Thánh Nhân quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, chưởng ốc Thiên
Nhân ám hợp chi cơ, xử hành vi hợp hồ Thiên Đạo, bất vi tự nhiên, tắc trị
quốc dưỡng sinh các đắc kỳ nghi. . . »