thiên, và ý nghĩa ba chữ Âm Phù Kinh đều bàng bạc trong đó. Hoàng Đế
Công Tôn Hiên Viên trứ.
Hoàng Đế là vị vua kế vị Thần Nông. Tên là Công Tôn. Sinh ra ở Hiên
Viên. Ông đã viết ra quyển sách này. Trương Quả Lão. Dương Văn Hội, Lý
Thuyên đều nói là do Hoàng Đế viết.
1. Quan Thiên Chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hĩ.
觀 天 之 道, 執 天
之 行, 盡 矣.
Hãy bắt chước Trời mà hành sự thì muôn việc đều hay. Đạo Trời là Vô
Vi, là Trí Trung, Trí Hòa. Đạo Trời là Vô Thanh, Vô Xú, không tiếng không
hơi. Cho nên chấp Thiên chi hành là chủ tể tại Ngã.
Lưu Nhất Minh chú rằng: «Tính Mệnh chi Đạo là Thiên Đạo. Mà Thiên
Đạo là đạo Âm Dương.
«Thế nào là Quan Thiên: Quan Thiên là Cách Vật Trí Tri, là biết trong
mình có Trời; quan thiên là cực thâm nghiên cơ, là nghiên cứu tường tận cơ
trời; quan Thiên là Tâm tri thần hội, là được Trời ứng hợp vào tâm; quan
thiên là biết hồi quang phản chiếu, là biết đi sâu vào lòng mình; quan thiên
là nhìn cho rõ ràng không mảy may dối trá, tà ngụy.
«Thế nào là Chấp Thiên chi hành: Chấp Thiên chi hành là Chuyên Tâm
trí chí, là dồn hết tâm lực vào chuyện thực hành theo Trời; Chấp Thiên là
làm theo đúng mực không thái quá, không bất cập; Chấp Thiên là dồn hết
tâm lực vào chuyện bắt chước Trời, chuyện theo Trời; Chấp thiên là càng
ngày càng tiến bộ; chấp Thiên là trước sau như một.
«Quan thiên chi Đạo là Đạo Vô Vi, là Đốn Ngộ, để liễu Tính của mình,
biết mình có Tính Trời.
Chấp Thiên đó là cái học Hữu Vi, cái học Tiệm tu, cốt để Liễu Mệnh.
«Vừa biết Quan, vừa biết Chấp là biết dùng cái Đạo Âm Dương, theo
phép thê gian để siêu xuất thế gian, chu toàn Tính Mệnh song tu, sau đó