thì sẽ để cho Đạo Tâm chỉ huy để mỗi ngày mỗi tiến, tiến mãi tới Trời. Như
vậy Vũ Trụ tuy lớn nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay ta, Vạn vật biến
hóa cũng không ra ngoài Thân ta. Chúng ta sẽ toản thốc Ngũ Hành, Hợp
Hòa Tứ Tượng, và chuyện Liễu Tính, Liễu Mệnh cũng không khó. (Xem
Lưu Nhất Minh, Âm Phù Kinh. )
4.
Thiên Tính Nhân Dã, Nhân Tâm cơ dã. Lập Thiên chi Đạo dĩ định
nhân dã.
天 性 人 也, 人 心 機 也. 立 天 之 道, 以 定 人 也.
Thiên Tính là người. Nhân Tâm là máy. Lập ra Đạo Trời, để xác định
(xem) con người (tiến bộ đến đâu. )
Thiên Tính là Tính Chân Như, là Chân Tâm, là Đạo Tâm. Nó không hay,
không biết, theo đúng luật Trời. (Bất thức, bất tri, thuận đế chi tắc) Nó
chính là Con Người.
Nhân Tâm là Khí Chất Chi Tính, là Tri Thức chi Tính. Nó chính là Cơ
Tâm. Vì nó mà con người có sinh, có tử.
Thiên tính là Bản Thể con người. Nhân tâm là mọi hiện tượng sinh lý,
tâm lý nơi con người.
Tính là Thiên cơ, là Thiên Đạo. Nhân Tâm là Nhân cơ, là Nhân Đạo.
Con người phải theo Thiên Cơ, nếu theo Nhân cơ thì sẽ bị diệt vong.
Cho nên Thánh Nhân quan Thiên Đạo, chấp Thiên hành, Trung Lập bất
ỷ, Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông (Hệ Từ Thượng, Chương X, Tiết
4). Tu Chân Tính hay Thiên Địa chi Tính, biến hóa khí chất chi tính; theo
Thiên Đạo để định Nhân Tâm, không để cho có một chút khách khí tồn tại
trong lòng.
Nhân Tâm phải tiến tới hoàn thiện như sách Đại Học đã viết.
5. Thiên phát sát cơ, di tinh dịch tú. Địa phát sát cơ, long xà khởi lục.
Nhân phát sát cơ, thiên địa phản phúc. Thiên nhân hợp phát, vạn hóa định
hĩ.