Nguyên văn: “Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng. Tiện thắng khước nhân
gian vô số.” Trích hai câu trong Bài từ theo điệu Thước kiều tiên của tác giả
Tần Quán (thời Tống). Đại ý: Khổ đầu gồm năm câu của bài từ này đều có ý
ám chỉ tới câu chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Ý của hai câu này là làm tiên
dù một năm chỉ gặp nhau được một lần thì niềm hạnh phúc vẫn hơn hẳn làm
người trần ngày ngày ở bên nhau. Lý Thành Nhiên nói như vậy để nhắc tới
tình cảnh của hắn và Tang Thanh, muốn ở bên nhau mà không muốn chịu
khổ.
Đi và chạy, trong tiếng Trung đều dùng chữ: “⾛” (zou).
Hoa sơn chi: còn gọi là hoa dành dành, thường nở vào mùa hè, có sáu cánh
uốn cong màu trắng, mùi rất thơm, trông khá giống hoa trà.
Nguyên văn: “Xuân thảo mộ hề thu phong kinh, thu phong bãi hề xuân thảo
sinh, khỉ la tất hề trì quán tẫn, cầm sắt diệt hề khâu lũng bình. tự cổ giai hữu
tử, mạc bất ẩm hận nhi thôn thanh...” Trích từ bài Phú hận (Bài phú về nỗi
oán hận) của tác giả Giang Yêm (Lương - Nam Bắc triều).
Mộng tiêu lộc: sách Liệt tử chép nước Trịnh có người thợ săn bắt được một
con hươu, đem giấu vào bụi chuối, sau không nhớ là giấu chỗ nào, than thở
tiếc nuối, ngỡ mình nằm mơ. Có kẻ nghe được bèn đi kiếm, tìm thấy hươu
mang về, vợ vẫn không tin, cho là đang nằm mộng. Đại ý ám chỉ tình cảnh
mộng và thực lẫn lộn, khó phân biệt.
Nguyên văn: “Thanh mục đổ nhân thiểu. Vấn lộ bạch vân đầu.” Trích từ một
bài thơ tương truyền của hòa thượng Bố Đại thời Tống. Ý của hai câu này
thể hiện lối sống tự do thoải mái, không màng sự đời.
Nguyên văn: “Mỹ nữ yêu thả nhàn, thải tang kỳ lộ gian. Nhu điều phân
nhiễm nhiễm, lạc diệp hà phiên phiên.” Trích bốn câu đầu bài Mỹ nữ thiên
của tác giả Tào Thực (thời Ngụy - Tam quốc). Người dịch: Vi Nhất Tiếu. 3.
Bài Mỹ nữ thiên cũng là một bài từ nói về cô gái hái dâu, có ảnh hưởng từ
bài từ cổ Mạch thượng tang. Chữ “Tang” trong tên của Tang Thanh nghĩa là
cây dâu, do vậy Vi Trường Ca mới liên tưởng hình ảnh người con gái đi trên
con đường ven ruộng với Mạch thượng tang và Mỹ nữ thiên.
Bài Mỹ nữ thiên cũng là một bài từ nói về cô gái hái dâu, có ảnh hưởng từ
bài từ cổ Mạch thượng tang. Chữ “Tang” trong tên của Tang Thanh nghĩa là
cây dâu, do vậy Vi Trường Ca mới liên tưởng hình ảnh người con gái đi trên
con đường ven ruộng với Mạch thượng tang và Mỹ nữ thiên.
Nguyên văn: “Vân trì nguyệt vận”, trích một câu trong Kinh Lăng Nghiêm.
Nguyên văn: “Dạ thâm đình vũ khoáng, hoa khai hương mãn đình.” Lấy ý từ
một câu trong bài Biểu huynh thoại cựu (Nghe anh họ kể chuyện cũ) của tác
giả Đậu Thúc Hướng (thời Đường). Nguyên tác: “Dạ hợp hoa khai hương
mãn đình” , dịch nghĩa: hoa dạ hợp nở, hương thơm bay khắp sân.
Nguyên văn: “Nhật ký tây khuynh”, trích từ câu “Nhật ký tây khuynh, xa đãi
mã phiền” chỉ cảnh đường trường mệt mỏi trong bài Lạc thần phú (Bài phú
140