là xác định được vai trò đó và quyết tâm hoàn thành nó.” Tôi hoàn
toàn đồng ý với quan điểm này. Đó là lý do tại sao câu hỏi trên được
nhắc đến hai lần trong cuốn sách này. Đây là câu hỏi mà anh vừa
là người nêu ra vừa là người phải trả lời. Nếu một công ty có những
con người không ngần ngại đặt ra câu hỏi này và suy nghĩ sâu sắc
khi trả lời nó, công ty đó nhất định sẽ có một tương lai rất tươi sáng.
ANH HỌC ĐƯỢC ĐIỀU GÌ TỪ CHƯƠNG NÀY?
Ngay từ đầu cuốn sách, tôi đã từng nhận định rằng, người lãnh
đạo giỏi không phải là người có thể trả lời được mọi câu hỏi mà phải là
người đặt ra được những câu hỏi hay. Và bây giờ, như đã nói ở đầu
chương, tôi đặt các anh vào tình thế phải đưa ra các câu trả lời. Anh
có cảm giác như thế nào? Liệu anh có thể nói rằng, đây không phải
là kiểu câu hỏi mà người ta thường hay hỏi một người lãnh đạo như
anh chăng? Tôi hy vọng là như vậy. Các nhà quản lý hiểu rằng họ
phải mang lại những nguồn lực thật sự, có tính tổ chức và chuyên
môn cho các nhân viên. Còn những người lãnh đạo thì hiểu xa hơn
nữa. Họ biết rằng những câu hỏi và trả lời của họ không chỉ dừng lại
ở
đó mà phải đi sâu vào những khía cạnh thuộc về phương pháp, đạo
đức và cảm xúc. Người lãnh đạo cần khéo léo đưa ra đúng câu hỏi
vào đúng lúc và tới đúng đối tượng. Họ cần phải khéo léo đưa ra
những câu trả lời phù hợp với câu hỏi cần hỏi trong đúng tình
huống. Họ suy nghĩ về những câu hỏi cần đặt ra, học hỏi từ những
câu trả lời cho các câu hỏi đó và từ đó có những hành động phù hợp.
Tất cả những thông tin mà chúng ta từng có được chẳng
qua đều là câu trả lời cho một câu hỏi nào đó
NEIL POSTMAN,
Chủ tịch Phòng Văn hoá và Truyền thông,