Bạn thấy không, biết khéo ăn khéo nói có thể mang lại hiệu quả
khác hẳn.
Khi nói chuyện, bạn cùng lúc truyền đạt hai thông điệp, một là
những nội dung chuyển tải trong từ ngữ, câu, hai là phương thức và
thái độ giao tiếp của bạn, chẳng hạn nội dung câu nói rất hay, chọn
từ chọn ngữ rất tinh tế, nhưng lại được biểu đạt với chất giọng the
thé chối tai, hoặc nói một cách uể oải buồn bã, hoặc vừa nói vừa
ngáp, hoặc mồm nói mà mắt nhìn lơ láo đâu đâu, hoặc nói giọng
ấp a ấp úng, lề rề chậm rãi v.v... thì cảm nhận của người nghe sẽ
khác hẳn. Một nhân viên tiếp thị thành công cần đặc biệt rèn luyện
nâng cao khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, dân gian thường khen
người biết ăn biết nói là khéo mồm, đây là yếu tố quyết định
thành bại trong tiếp thị. Nhân viên tiếp thị khi tiếp xúc với khách
hàng mới, không bao giờ nói chuyện cũ, tiếp xúc với khách hàng cũ,
thì không nói chuyện mới, với người hiểu biết nông cạn, thì không
triết lý sâu xa, với người thanh tao nho nhã, thì không ăn nói thô
tục, với người thô tục, thì không nói đạo lý thanh cao. Họ chọn những
điều đối phương thích nghe để nói, chứ không nói những gì mình
muốn nói, mục đích trao đổi, không phải là để khoe mẽ, mà là khơi
gợi nhiệt tình hứng thú của đối phương.
Ngay trong cách chào hỏi, xưng hô đã là cả một bộ môn nghệ
thuật mang đậm tính văn hóa, nếu xưng hô không thỏa đáng, không
tạo được bầu không khí thân mật gần gủi cảm thông, đối với từng
loại khách hàng, phải chọn cách xưng hô thích hợp đúng đối tượng,
lứa tuổi, đúng mức độ quan hệ, trong những trường hợp cụ thể có thể
hơi suồng sã một tý lại hay hơn quá trịnh trọng khách sáo. Chẳng
hạn khi hội đàm phi vụ làm ăn tại văn phòng, thì nên xưng hô một
cách tôn trọng lễ phép theo chức vụ và họ tên, ví dụ Cục trưởng
Trương, trưởng phòng Lý, nhưng khi đến chơi nhà khách hàng, thì
nên thay đổi cách xưng hô cho thân thiết hơn, ví dụ bác Trương, chú