họ, nói cách khác họ không muốn thừa nhận chiến thắng của
bạn".
Trong tranh luận, cho dù bạn hoàn toàn đúng, thì cũng chẳng
giúp ích gì về mặt cải tạo tư duy của đối phương, bạn cũng chẳng
thu được lợi lộc gì, có khác chi bạn cũng là người thất bại.
Benjamin Franklin được coi là nhà ngoại giao kiệt xuất tài ba
nhất, hòa nhã, lão luyện nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng hồi
còn trẻ tuổi nông nổi, ông cũng rất hiếu thắng, cảm thấy thích
thú khi dồn đối phương vào tình thế cứng họng hết đường chối
cãi, chính vì thế bạn bè đều có ý xa lánh ông.
Franklin đã khắc phục thói xấu đó như thế nào?
Một hôm, một người bạn cũ trong hội giáo hữu gọi riêng ông ra
một chỗ vắng, rồi xỉ mắng ông một trận thậm tệ: "Cậu ứng xử theo
cách đó thì hết đường cứu chữa rồi, cậu đả kích tất cả những ai
bất đồng ý kiến với cậu, làm như mọi ý kiến của cậu đều là
khuôn vàng thước ngọc, nhưng không ai có thể chịu đựng được cậu,
bạn bè đều có chung cảm giác, hễ khi nào có mặt cậu là mọi người
đều mất tự nhiên, bởi vì cậu quá thông thái vượt trội mà, chẳng ai
có thể bảo ban cậu điều gì, cũng chẳng còn ai muốn tâm sự với cậu
nữa, vì họ biết rõ nói với cậu chỉ uổng công vô ích mà thôi, thành ra
mọi người đều mất vui, vì thế cậu mất hết cơ hội tiếp thu kiến
thức mới, còn vốn kiến thức cũ của cậu lại rất hạn hẹp".
Một ưu điểm duy nhất của Franklin là ông đã tiếp thu lời phê
phán đó. Ông trở nên chín chắn hơn và nhận ra sai sót của bản thân,
nếu cứ như vậy chắc hẳn sẽ chuốc lấy thất bại cay đắng trong
trường xã giao, ông quyết định sửa chữa lỗi lầm ngay lập tức, không
còn thói ngạo mạn lên mặt trước bạn bè nữa.