thế, đêm đó tôi đã có một giấc mơ. Trong mơ, kỹ sư Zubkob, người đã dạy
tôi về máy kéo, đến thăm đơn vị máy kéo của chúng tôi. Tôi hỏi ông, “Tại
sao cái máy kéo của tôi chạy chậm thế?” Và trong giấc mơ của tôi, ông trả
lời, “Hey, đồ ngu, kéo căng dây điều tốc ra, và cái máy của mày sẽ chạy
nhanh hơn.” Tôi bật dậy vào lúc 2h sáng, nhảy khỏi giường, chạy tới máy
kéo, kéo căng dây điều tốc – và ngày hôm sau, máy kéo của tôi chạy nhanh
hơn thật. Tôi làm việc đến khi vụ thu hoạch kết thúc vào ngày 25/09/1941.
Khi công việc đồng áng chấm dứt, chúng tôi trở về trường kỹ thuật để bắt
đầu chương trình năm thứ ba tại thực địa về trắc địa và đo đạc địa hình. Sau
đó đột nhiên Chính phủ ra lệnh rút ngắn chương trình học từ bốn năm còn
có ba. Trong năm học thứ ba giờ đã trở thành năm cuối, chúng tôi còn phải
bận rộn với các khoá học về phòng vệ dân sự và lực lượng bán vũ trang. Tôi
đã học kỹ năng tấn công đổ bộ đường không, bao gồm nhảy dù và đổ bộ
bằng tàu lượn. Các học viên khác học về phòng hoá hoặc súng phun lửa. Ở
Chi Đoàn Komsomol chúng tôi thậm chí có hẳn một khẩu hiệu: “Mỗi đoàn
viên phải có được bốn danh hiệu: Tay súng Voroshilov (cho khả năng bắn
súng), Sẵn sàng Phòng không, Sẵn sàng Lao động và Bảo vệ, và Sẵn sàng
Bảo vệ sức khoẻ (Rediness for Anti-Air Defense, Labor and Defense,
Sanitary Defense, dịch nghe hơi chuối các bác thông cảm:D) Cuối năm
1941, Phi đoàn 52 đến đóng ở thành phố chúng tôi. Họ đào tạo các phi công
dân sự, bao gồm cả những người tình nguyện từ trường kỹ thuật của tôi.
Thật tình cờ, khi chiến tranh bắt đầu, học tập tại trường kỹ thuật trở nên
thoải mái chưa từng thấy, nhưng tôi đã không biết được cái giá phải trả:
việc đào tạo chỉ thoải mái với những đứa trẻ sẽ trở thành lính tiền tuyến.