nhưng nến thắp hết rồi quan giận lắm, quát:
- Đi đêm, sao thắp không thắp nến cho sáng lên hả?
- Dạ bẩm quan nến thắp hết rồi ạ mà trong yết thị không thấy nói: thắp hết cây này thắp đến
cây khác ạ!
Quan ngẫm nghĩ nhủ thầm trong bụng: “Văn chương thật là khó! Một cái yết thị mà mình sửa
đi sửa lại ba bốn lần mà vẫn không gãy gọn. Người ta xem mà vẫn hiểu lầm”.
THẦY ĐỀ TÁN THƠ QUAN
Có một viên quan nọ rất thích làm thơ Nôm, được thầy đề lại khéo tán tụng. Hễ khi làm được
bài thơ nào, quan lại gọi thầy đề vào đọc cho nghe. Một hôm, thầy đề được quan cho gọi vào. Quan
bảo:
- Tôi làm một bài thơ tứ tuyệt về cái chuồng chim mới sau nhà. Nhân tiện có thầy đây, tôi đọc,
thầy nghe xem có được không nhé.
- Bẩm, xin được nghe quan đọc ạ!
Quan gật gù, lấy giọng ngâm nga:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời
Đứa thì bay bổng, đưa bay khơi
Ngày sau nó đẻ ra con cháu
Nướng chả băm viên đánh chén chơi.
Nghe xong, thầy đề nức nở khen:
- Thật là hay! Xin được nghe quan đọc từng câu, để tôi được thưởng thức hết cái hay của bài
thơ.
Quan đọc:
Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời.
Thầy đề tán:
- Rất hay! Tôi nghiệm trong câu này, về sau quan sẽ làm đến chức tứ trụ, chứ không phải vừa.
Khẩu khí lộ rõ trong câu thơ.
Quan đọc tiếp:
- Đứa thì bay bổng, đứa bay khơi.
Thầy đề tán:
- Việc thăng quan tiến chức của ngài không thể nào tưởng tượng nổi.
Quan lại đọc: