lịch sử ngắn viết về các tổ chức Do Thái thời kỳ hậu Xô Viết,
Satanovsky viết: “Ngay cả khi chính quyền bãi bỏ những cuộc đàn
áp lớn về chính trị thì chủ nghĩa bài Do Thái vẫn là một xu hướng
chính trị lớn trong những năm 1980, buộc người Do Thái Nga phải
tạo ra kiểu văn hóa không chính thức của họ.” Và vì vậy, khi doanh
nghiệp tư nhân được hợp pháp hóa sau 70 năm dưới thời cộng sản,
những người từng phải chịu khổ sở nhất nay lại được trang bị khả
năng tốt nhất để nắm bắt những cơ hội mới. Một nhà bình luận
đã nhận xét về hiện tượng này là “thằng chột làm vua xứ mù.”
Người Do Thái ở Nga đã bị ngược đãi với các mức độ khác nhau
ngay từ khi quốc gia này được thành lập. Công quốc Muscovy trở
thành trung tâm tinh thần của Giáo hội Chính thống Nga vào cuối
thế kỷ 15 và có quan điểm bài Do Thái mạnh mẽ. Khi quân đội Nga
chiếm đóng một thành phố của Ba Lan, như đã xảy ra ở Polotsk
năm 1563, toàn bộ dân Do Thái ở đây bị giết hại. Đến thời
Catherine Đại đế, bà có cách tiếp cận hòa dịu hơn đôi chút. Bà bà
chia Ba Lan thành những lãnh thổ lớn trong thế kỷ 18 và tiếp nhận
lượng người Do Thái lớn trong quá trình này. Có lẽ là do choáng váng
bởi quy mô thảm sát cần thiết để có thể nhổ tận rễ người Do Thái,
bà lựa chọn chính sách kiềm chế thay vì tiêu diệt hàng loạt. Chính
bà đã tạo ra cái gọi là Biên giới Định cư, nơi ban đầu bao gồm Ba
Lan thuộc Nga và bán đảo Crimea nhưng sau đó đã mở rộng ra cả
Lithuania, Belarus, Bessarabia và phần lớn Ukraine. Người Do Thái
bị cấm rời khỏi khu vực Biên giới để đến Nga nếu không được cấp
giấy phép đặc biệt.
Khi sự cai trị độc tài của các Sa hoàng Nga chịu áp lực ngày càng
tăng từ nhiều nhóm chống đế quốc, họ dùng chiến thuật vốn
đã rất phổ biến là “chia để trị”. Người Do Thái bị đổ lỗi cho việc Sa
hoàng Alexander II bị ám sát năm 1881. Con trai và người thừa kế
của Sa hoàng Nga kích động hàng loạt các “pogrom” – các cuộc tàn