bất bình với một số ít người lợi dụng một tổng thống gần như
tuyệt vọng, một cơ sở hạ tầng pháp lý yếu kém và một cơ chế thực
thi pháp luật hầu như bất lực, thì áp lực đối với họ ngày càng tăng.
Cho dù mối quan hệ của họ với chính quyền thời ấy có vẻ nồng
ấm nhưng giới chính trị gia cũng căng thẳng khi nhận ra vẻ không
hài lòng của cử tri. Vì vậy, Abramovich và các ông trùm khác phải
chịu một chiến dịch quấy nhiễu liên tục do một số cơ quan chính
phủ và cơ quan an ninh thực hiện. Ngoài Phòng Kiểm toán, còn có các
cơ quan khác như Bộ Nội vụ, FSB, Công tố Nhà nước, Hải quan và
Cảnh sát Thuế quan. Trong nhiều năm, tất cả các cơ quan này
thỉnh thoảng lại tìm cách điều tra các mưu đồ đáng nghi nhất.
Tuy nhiên, họ đã không đạt được nhiều thành tích nổi bật. Điều
đó được cho là vì đặc tính Byzantine (đặc tính vô cùng phức tạp) của
cơ chế thống trị nước Nga. Thực tế là không hành động nào có thể
thành công mà không được sự cho phép của nhà lãnh đạo cao nhất.
Những người đứng đầu các cơ quan chính phủ có tư duy độc lập hoặc
chống đối đơn thuần bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra, tuy
nhiên, chỉ để nhận thấy rằng chúng bị cản trở một cách khó hiểu ở
một số giai đoạn nào đó. Họ sẽ hoặc là bị những người ủy quyền
phá quấy, bị mua chuộc hoặc bị sa ngã, hoặc là những ông trùm,
vốn ngay từ đầu đã dựa vào các mối quan hệ với Chính phủ để làm
giàu, sẽ dùng các mối quan hệ chính trị của mình để dẹp bỏ các cuộc
điều tra của họ.
Có thể lấy hai trường hợp cụ thể để minh họa cho việc một số cá
nhân vì đi quá xa nên phải gánh chịu hậu quả. Trường hợp thứ nhất
là câu chuyện tai tiếng của cựu công tố viên nhà nước Yuri Skuratov
và trường hợp thứ hai là vị Phó Chủ tịch Duma Quốc gia theo quan
điểm dân túy có tên là Vladimir Yudin.
Skuratov bị đình chỉ công tác trong một hoàn cảnh đặc biệt đầu
năm 1999. Tổng thống Yeltsin từng khen ngợi Skuratov là người