Một nhà đầu tư người Anh trong công ty Sibir là Nicholas Berry,
cũng là một thành viên của “Gia đình” và từng sở hữu tờ Telegraph,
nắm tới 20% cổ phần của Sibir. Trước khi sự vụ trên bị phanh phui,
Berry đã cảm thấy có chút lo ngại khi vị giám đốc điều hành của
Sibir không phúc đáp cuộc gọi của ông. Bởi vậy, ông cùng với một số
nhà đầu tư khác đã bán hết số cổ phiếu của mình với giá cao
trước khi các cổ phiếu bị ngừng giao dịch. Khi được hỏi về việc này,
ông tỏ ra không muốn dính líu tới Abramovich. Ông trả lời: “Tôi
chưa từng nói chuyện với con người đó. Tôi có cổ phần trong Sibir
nhưng đã bán hết hồi năm ngoái và tôi xin nhắc lại là tôi chưa
từng bao giờ nói chuyện với con người đó.” Khi được hỏi rằng những
lời đồn đại về việc ông đã đề nghị vị tỷ phú người Nga đó giúp
triển khai một dự án khác có đúng hay không, ông trả lời: “Không, tôi
chẳng muốn liên can gì với con người đó cả.”
Do Sibir đòi bồi thường cho số cổ phần của mình thông qua
con đường pháp lý, nên chúng ta cần xem xét lại một chút về nền
tảng mối quan hệ giữa Chigirinsky và Abramovich. Hai năm trước vụ
bê bối, hai người đàn ông này đã có một cuộc chiến quyết liệt
nhằm giành quyền kiểm soát một công ty lọc dầu cung cấp một
nửa số xăng tiêu thụ cho thị trường Moscow. Vụ tranh chấp chỉ
được giải quyết sau khi cả hai bên đồng ý thu xếp một hợp đồng
chia sẻ quyền lực.
Cùng lúc đó, chuỗi sự kiện Yuksi vẫn tiếp diễn. Trong khoảng thời
gian cổ phiếu của Sibir bị tạm dừng giao dịch ở London, một phiên
tòa ở Moscow đã ra phán quyết phong tỏa tài sản của Yukos (không
tính khối tài sản là dầu lửa) sau khi Chính phủ yêu cầu Yukos phải
trả khoản tiền 3,4 tỉ đô-la Mỹ (bao gồm 1,6 tỉ đô-la Mỹ tiền tuy
thu thuế và 1,8 tỉ đô-la Mỹ tiền phạt). Hãng Standard&Poor ngay
lập tức hạ bậc xếp hạng của cổ phiếu Yukos xuống CCC. Sau đó, để
khẳng định quan điểm cứng rắn của mình, cảnh sát thuế Nga đã đột