Bạn càng giàu có bao nhiêu, thì càng dễ tổn thương bấy nhiêu.
Khi xảy ra trường hợp sáu cá nhân sở hữu tới 60% tài sản của một
đất nước, thì chắc chắn họ sẽ bị loại bỏ. Abramovich hẳn đã nhận
ra điều đó và vì vậy ông đã bán đi tất cả tài sản. Có 10 tỉ đô-la tiền
mặt còn hơn là có 20 tỉ đô-la tài sản luôn tiềm ẩn nguy cơ bị tịch thu.
Nếu Abramovich đã thu xếp thành công vụ thoái lui sáp nhập
Yuksi thì lúc này ông cũng hoàn toàn có đủ khả năng thu xếp bán
viên ngọc quý trên vương miện của mình. Tháng 3 năm 2004, người
ta thấy xuất hiện những đồn đại rằng Abramovich đang muốn
bán Sibneft cho một công ty dầu khí phương Tây. Các tập đoàn
Chevron Texaco, Total, Shell và Exxon Mobil ráo riết cạnh tranh để
có thể sở hữu được khối tài sản giá trị này. Sau khi Putin tái đắc cử,
chính phủ Nga đã bàn đến việc xem xét lại các mức thuế và dự định
phát triển một loại phí mới có tên “thiên nhiên phí”, đánh vào lợi
nhuận của các nhà sản xuất nguyên liệu thô, trong đó có dầu lửa.
Số tiền thu được sẽ sử dụng cho các chương trình xã hội, phát triển
vùng miền và hiện đại hóa các ngành công nghiệp nhà nước.
Về phần mình, các công ty dầu lửa phương Tây rất muốn
tiếp cận trữ lượng dầu lửa ở các thị trường mới. Hàng năm, mức
tiêu thụ dầu lửa trên thế giới nhiều gấp bốn lần số lượng tìm
mới. Mức tiêu thụ không ngừng gia tăng khiến các công ty dầu lửa
thậm chí bắt đầu phải khai thác các bãi trầm tích mà chưa đầy 30
năm trước đó từng bị coi là quá bất tiện hoặc chi phí khai thác quá
lớn. Vì vậy, các ông lớn trong ngành dầu lửa giờ đây sẵn sàng tham
gia hoạt động tại Nga, một thị trường mà họ từng cố gắng né tránh
từ lâu do lo ngại sự hỗn loạn về chính trị.
Tình hình có sự thay đổi đôi chút vào tháng 4 năm 2004. Sibir,
một công ty niêm yết trên sàn Thị trường Đầu tư Thay thế London
(Alternative Invesment Market), bất ngờ yêu cầu tạm ngừng giao
dịch cổ phiếu của mình. Tại thời điểm đó, cổ phiếu của Sibir đang