nhất hai trong số họ là Nevzlin và Dubrov đã có tên trong “danh
sách truy nã” của Bộ Nội vụ và toàn bộ hoặc một phần cổ phần của
họ cũng nằm trong đó. Với tình cảnh của họ, ai cũng biết việc họ
sẵn sàng từ bỏ cổ phiếu để đổi lấy tự do cho bạn mình có ý nghĩa
như thế nào với Kremlin. Bất luận thế nào thì Khodorkovsky cũng
từ chối ý tưởng này.
Mikhail Kasyanov, Thủ tướng đương nhiệm lúc đó của Putin, giờ
trở thành thành viên duy nhất của “Gia đình” còn lại trong nội các kể
từ khi Voloshin từ chức. Ông tìm mọi cách để xoa dịu tình hình, trong
đó có việc bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” với vụ việc Khodorkovsky,
thế nhưng điều đó chỉ làm cho Tổng thống thêm bực mình. Sau
này, khi đưa ra cách tiếp cận linh hoạt hơn trong xử lý vấn đề với
các ông trùm, cụ thể là theo hướng chú trọng lợi ích thúc đẩy đầu tư,
Kasyanov đã bị Công tố viên Nhà nước cảnh báo là hãy chỉ nên quan
tâm đến công việc của mình. Vị trí của ông từ lâu đã bị lung lay và
với hành động thiếu nhiệt huyết trong vụ Khodorkovsky, ông đã tự
ký tên vào án tử. Đúng như dự đoán, ngay trước kỳ bầu cử tổng
thống, ông bị miễn nhiệm và được thay thế bởi một nhân vật vốn
được coi là cơn ác mộng của các ông trùm: Mikhail Fradkov, nguyên
Giám đốc cơ quan Cảnh sát thuế, người từng cho phép các nhân
viên dưới quyền sử dụng máy phát hiện nói dối để truy bắt tội
phạm.
Đối với Khodorkovsky, cảnh ngộ của ông trùm này thậm chí còn
bi đát hơn sau ngày 14 tháng 3 năm 2004, ngày Putin tái đắc cử
Tổng thống nhiệm kỳ hai. Thực ra, trước ngày bỏ phiếu, người ta
thấy rõ rằng mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với việc duy trì
quyền lực của đương kim tổng thống Nga không phải là việc bị một
ứ
ng cử viên khác đánh bại mà lại là nguy cơ Tổng thống có thể phải
chịu ảnh hưởng của cái gọi là “hiệu ứng Queenland phiên bản Nga”.
“Hiệu ứng Queenland” lần đầu tiên được đề cập đến trong chiến