Trong lúc đó, Mikhail Khodorkovsky vẫn tiếp tục mòn mỏi đợi
tin trong tù. Theo kế hoạch, vụ xét xử Khodorkovsky sẽ bắt đầu
vào cuối tháng 12 năm 2003 nhưng tại phiên tòa đó, Khodorkovsky
bị tòa án Nga khước từ quyền bảo lãnh và kéo dài thời gian giam giữ.
Ông ta thậm chí còn không được tham dự phiên tòa của chính mình
mà chỉ xuất hiện trên màn hình video. Ông trùm khét tiếng một
thời trông thật thương tâm trong chiếc áo khoác lông cổ tròn, cặp
mắt đeo kính ngó ra bên ngoài qua các thanh xà lim. Tại một phiên
tòa khác trong tháng 1 năm 2004, thẩm phán phiên toàn lại một lần
nữa bác đơn của luật sư riêng xin cho Khodorkovsky được tại ngoại.
Phiên tòa tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 cùng
năm, tuy nhiên sau đó đã bị hoãn lại.
Người ta đồn đoán rằng giới công tố Nga muốn khép cho
Khodorkovsky tội danh trốn thuế từ việc chỉnh sửa số liệu với số
tiền lên tới 10 tỉ đô-la Mỹ. Nếu cáo buộc này được chứng minh,
Chính phủ Nga sẽ có quyền tịch thu toàn bộ tài sản và tiến hành tái
quốc hữu hóa số cổ phần của Khodorkovsky. Tuy nhiên, sau này
sự việc sáng tỏ là ông trùm kiếm được số tiền trên là nhờ vào việc
lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn thuế. Mặc dù Chính phủ có thể áp
dụng một số luật có hiệu lực trở về trước để truy thu số tiền đó,
nhưng vì hành động như thế có thể làm mất niềm tin của các nhà
đầu tư và tất nhiên là sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến thị
trường chứng khoán Nga.
Trong bối cảnh đó, các cổ đông khác của ngân hàng Menatep
ngày càng tuyệt vọng. Vào tháng , Nevzlin đề xuất thỏa thuận
“dùng cổ phần đổi lấy tù nhân”. Theo điều khoản của thỏa thuận
kỳ quái này, Nevzlin cùng với Vladimir Dubrov và Mikhail Brudno,
hai cổ đông nắm giữ 14% cổ phần của Menatep, sẽ từ bỏ cổ phần
của họ để đổi lấy tự do cho Khodorkovsky. Tổng số 22% cổ phần
của họ tương đương khoản tiền chuộc 3,2 tỉ đô-la Mỹ, tuy nhiên ít