2. Đàn ông luôn mang gánh nặng là trụ cột của gia đình. Chẳng
người phụ nữ nào phải lo “không biết mình có nuôi nổi chồng
con?”. Tôi thấy một số đàn ông hay mong được giàu có, thậm chí
còn tự nuôi áp lực phải giàu có. Còn phụ nữ cũng mong kiếm được
tiền nhiều, mong được giàu có, nhưng không thành áp lực. Và cho
dù thu nhập của cô ta chỉ đủ nuôi ba con mèo, thậm chí thất nghiệp
thì cũng chẳng sao, cô ta sẽ ở nhà nội trợ. Nội trợ cũng vinh quang
chán. Xong một ngày rửa bát duỗi dài chân trên ghế sa lông xem
“Những bà nội trợ kiểu Mỹ” vẫn được cả xã hội tôn vinh là mẹ hiền
vợ đảm. Nên ở Nhật, Mỹ, khối ông nhảy lầu tự tử chỉ vì mỗi cái tội
bị sếp sa thải, nguy cơ thất nghiệp sờ sờ trước mắt.
3. Đàn ông lúc nào cũng phải bảo vệ cho khái niệm “phái mạnh”.
Vì trót bị đầu thai vào làm phái mạnh nên đàn ông lúc nào cũng
mong muốn được mạnh. Phụ nữ gặp nhau hay có thói quen khoe
bệnh tật. Người kêu dạo này tôi hay đau cột sống, người kêu đau
đầu, người than trèo lên ba tầng gác đã thở muốn tái mặt. “Phái
yếu” chả yếu thì sao. Đàn ông thì không thế. Bị đánh giá là sức
khỏe yếu trước đám đông là một nỗi tổn thương lớn. Ngày xưa lúc Al
Gore ra tranh cử với George Bush, đọc tin thấy báo chí phát hiện ra
ông Gore bị bệnh gì ấy nhưng ông ta cứ giấu nhẹm đi sợ người ta
thấy mình yếu thì không bầu làm tổng thống.
4. Đàn ông luôn miệng hỏi “Em có thích không?”. Đây là một vấn
đề mang tính căng thẳng. Phụ nữ nếu có hỏi câu này thì đôi khi chỉ
là vì âu yếm và lịch sự chứ không mang nội dung… áp lực. Bởi vì đối
với đàn ông, cái sự “Em chẳng thấy dễ chịu gì cả” không diễn tả
thành lời ấy sẽ khiến 3 thế mạnh vừa kể ở trên trở thành vô nghĩa.
Ngay cả một người đàn ông hội tụ đủ mọi yếu tố trí tuệ, giàu có, tài
hoa, khỏe mạnh mà cảm nhận được chữ “không” từ phụ nữ thì anh ta
sẽ cảm thấy trong mắt người kia, anh ta là một con số 0 tròn trịa.