Những câu chuyện tưởng chừng cỏn con ấy đầy rẫy trong cuộc
sống hàng ngày. Đôi khi, tôi phải chứng kiến một phụ nữ vì say xe,
yêu cầu đồng nghiệp đổi chỗ gần trên cabin mà anh ta, một trí
thức cổ cồn trắng nhất định khăng khăng không đổi, chỉ vì đã…
ngồi quen chỗ rồi, mới đâm ra ngẫm nghĩ về một nền giáo dục
không chỉ tồn tại trong sách giáo khoa. Có thể nhiều người cho
rằng, những câu chuyện trên đây không phải là hiếm song cũng
không phải là quá phổ biến, không phải tất cả đều như vậy. Nhưng
nếu để ý, ta sẽ dễ dàng nhìn thấy cảnh một bà già hay một phụ nữ
bụng mang dạ chửa đứng khổ sở giữa nơi công cộng mà không có bất
kỳ đấng mày râu nào tỏ vẻ có ý định nhường chỗ. Trong những bàn
tiệc gia đình hay cơ quan, phụ nữ nghiễm nhiên “được quyền” mở
rượu rót bia hay phục vụ đồ ăn, điều sẽ ngược lại hoàn toàn ở những
nước phương Tây.
Một lần trên giảng đường, tôi có hỏi vui các sinh viên cả nam lẫn
nữ của tôi về những tình huống giao tiếp. Kết quả rằng 100%
các sinh viên nam mù mờ về những tình huống đơn giản nhất.
Thậm chí các em còn cho rằng khi vào cửa nam nên vào trước để…
dẫn đường còn khi lên cầu thang, nếu phụ nữ mặc váy nam nên đi
sau để đề phòng nữ… bị ngã. Các tác phong bình thường như
nhường cho phụ nữ và người lớn tuổi vào cầu thang máy hay lên xe
buýt trước, kéo ghế ngồi và phục vụ đồ ăn trên bàn tiệc cho phụ nữ
được coi là một hành động lố lăng nịnh đầm. Các sinh viên nữ cũng
hết sức ngạc nhiên khi nghe thấy rằng lẽ ra nam giới phải làm như
vậy.
Còn nữa, hàng ngày ta chẳng khó gì khi bắt gặp cảnh trong một
cơ quan, phụ nữ mướt mồ hôi kê bàn ghế trong khi các quý ông
đồng nghiệp điềm nhiên ngồi làm việc, hay vào giờ cơm tối, các
bà nội trợ cuống quýt lau nhà thổi cơm sau khi đã quần quật 8
tiếng ở cơ quan, còn các đức ông chồng ngồi thanh thản trên sa