một bạn trai bắt nạt bạn gái trong lớp thì con phải can thiệp hay con
nên giúp đỡ các bạn gái việc nọ việc kia.
Rất nhiều cô dâu sắp hoặc mới về nhà chồng thường được
bố mẹ chồng hỏi vui rằng “Sau này con có hầu được chồng con
như mẹ hầu bố thế này không?”. Khái niệm “hầu chồng” cho
đến giờ vẫn được coi là tiêu chuẩn hoàn hảo để đánh giá phẩm chất
của một phụ nữ và những người phụ nữ “hầu chồng” chu đáo như
thể chăm sóc một em bé thường được người xung quanh khen ngợi
như một mẫu phụ nữ lý tưởng. Sự nhầm lẫn giữa khái niệm chia sẻ và
chăm sóc lẫn nhau với “hầu hạ”, “phục vụ” có mặt ở phần lớn các
gia đình Việt Nam và tràn ra cả ngoài cơ quan, xã hội. Trong khi đó,
những đứa trẻ trai ở phương Tây ngay từ tấm bé đã được giáo dục
về tác phong độc lập, sự chia sẻ và chăm sóc nữ giới mà trước hết là
đối với người mẹ của mình, chị em gái và các bạn nữ cùng lớp. Trong
các cuốn sách dạy về nguyên tắc giao tiếp cũng ghi rõ từng việc
nhỏ nhặt như trong các cuộc xã giao thì nam phải được giới thiệu với
nữ trước, trên bàn tiệc thì phụ nữ được phục vụ đầu tiên bắt đầu từ
người lớn tuổi nhất, người có chồng được phục vụ trước người độc
thân, con dâu trước con gái. Vì vậy, khá nhiều người nước ngoài bày
tỏ với tôi sự ngạc nhiên và bất bình cực độ khi họ chứng kiến một
phụ nữ đang phải làm một việc gì đó (dù nhỏ) trong khi đồng thời
lúc ấy cũng có mặt một người đàn ông Việt Nam mà anh ta lại không
tỏ thái độ giúp đỡ. Còn tôi cũng ngạc nhiên vì họ ngạc nhiên. Tôi cũng
cho rằng đó là việc nhỏ nhặt, việc thường ngày xảy ra trong thành
phố, có gì mà phải băn khoăn.
Những nguyên tắc xã giao về sự tôn trọng phụ nữ không được
đưa ra cả trong gia đình và nhà trường, vì thế trong các cuộc giao tế
mang phạm vi quốc gia, quốc tế, nhiều khi mỗi người tự tìm cho
mình một cách ứng xử riêng, thành ra mỗi nơi một kiểu. Tôi vẫn còn
nhớ trong một buổi nói chuyện ở Hội đồng Anh, do nhà phê bình