tổn thương và hờn dỗi. Giờ cưới rồi rõ là hạnh phúc, chẳng bao giờ
phải ngập ngừng xem những lời mình nói là đúng hay sai, không phải
lo ngay ngáy người kia có vì câu nói ấy mà giận hay không, vì bây giờ
mình nói điều gì cũng đúng. Mình chê bai thô lỗ, mắng mỏ thẳng
thừng, tha hồ cắm cảu, cộc lốc, cụt ngủn mà đằng đấy vẫn vui
vẻ. Gạo đã nấu thành cơm, có phải đang ngồi trước micro của người
phát ngôn Bộ Ngoại giao đâu mà phải đắn đo, suy tính, cân đong
từng từ cho đau đầu nhức óc.
Thế rồi một ngày, những người đã đeo nhẫn cưới vô tình được
nghe một lời lịch sự từ một người xa lạ, bỗng dưng thấy lạ lùng, bỗng
dưng thấy ngượng ngùng, bỗng dưng thấy rưng rưng. Những lời
quen lắm đã lâu rồi chưa được nghe. Vậy thì tại sao không coi nhau
như “khách” để được sống mãi những ngày còn “dang dở”?
Nhưng hỡi những người đàn ông đã đeo nhẫn cưới, sau khi đọc bài
này, đừng thấy tôi nói phải mà giật mình sửa sai, vội vàng nhắn tin
cho vợ một dòng chữ vào lúc chiều tàn “Em yêu, anh chuẩn bị về
đây, nấu cơm cho anh ăn với nhé”. Kẻo không chỉ 5 phút sau thôi, dù
có đang động đất 9 độ rích te hay kẹt xe ở 90 nút ngã tư, cô vợ yêu
quý của bạn cũng sẽ xuất hiện trước cửa phòng làm việc với sắc mặt
của bầu trời sắp bão: Anh vừa nhắn tin cho con nào mà nhắn
nhầm vào máy của tôi?
Và hỡi những người phụ nữ đã không còn độc thân, việc gì cũng
nên từ từ, không bao giờ được đốt cháy giai đoạn. Sau khi đọc bài
này, tối nay bạn đừng vội đón chồng sau chuyến công tác dài ngày
bằng bộ đồ ngủ xuyên thấu hai mảnh underwear đẹp đẽ bên trong
và vài giọt Chanel ngọt lịm bên vành tai. Chỉ bởi tôi không muốn gia
cảnh của bạn bị lục đục vì một bài báo, khi mà vừa bước chân qua
ngưỡng cửa, chàng của bạn đã chững lại rồi mát mẻ: Tôi là chồng cô
đây ạ, chứ không phải cái người mà cô định đón tối nay. Cũng may