doanh nghiệp hay một loạt những căn nhà xinh đẹp của mình không? Cũng
không. Thực tế, chuỗi sản phẩm nội thất của bà còn mở rộng hơn sau khi bà
được thả. Bà đã đối mặt với thời gian giam giữ một cách can đảm và tự tin,
và người ta cảm thấy càng kính trọng bà hơn. Hiện nay bạn có thể mua sản
phẩm của bà tại Wal- Mart, Kmart, và Sears. Tạp chí Living đại diện cho bà
vẫn phát triển mạnh mẽ cùng với đế chế tạp chí của bà.
Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ lâm vào cảnh phải xây dựng lại sự nghiệp sau
thời gian lao tù. Nhưng nếu như Martha Stewart không chỉ sống sót sau trải
nghiệm đó mà còn trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thì bạn cũng sẽ làm
được - ngay cả nếu đôi khi bạn té ngập mặt.
Đúng thế, trừ khi bạn chấp nhận bỏ cuộc. Và cách chúng ta tránh bỏ cuộc là
tham gia hàng ngày với những người đồng đẳng - kết nối thành công bằng
nhóm hỗ trợ, từng chút một, cho đến khi mọi lo sợ tan biến.
Điều này đồng nghĩa với ban đầu bạn phải giả vờ - hãy hành động tự tin hơn
thực tế, mục đích là đánh bại nỗi sợ của bản thân.
Giả vờ không có nghĩa là ra vẻ. Tôi không có ý khuyên bạn trở thành một
người không bao giờ dám bỏ mặt nạ ra. Thực tế, khái niệm giả vờ là một
chiến lược có lịch sử đáng kính. Các chương trình 12 bước thường có câu
nói: “Giả vờ đến khi đạt được mục tiêu”. Nói cách khác, thử thay đổi hành
vi của mình với sự giúp đỡ của người khác ngay cả khi bạn chưa sẵn sàng
thay đổi niềm tin của mình.
Ví dụ, một số người nghiện rượu đã có thể bỏ rượu vì xấu hổ hay sợ hãi.
Cuối cùng, họ cảm thấy tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, làm việc có năng suất
hơn; hành vi thay đổi đã khiến họ thay đổi niềm tin - trong trường hợp này
là niềm tin vào lợi ích của sự tỉnh táo. Nhờ được hỗ trợ liên tục, họ có thể
chiến thắng căn bệnh nghiện ngập của mình.
“Giả vờ đến khi đạt được mục tiêu” là một cách nói khác của “lời tiên tri
nhân mệnh - self-fulfilling prophecy” - ám chỉ khuynh hướng hoàn thành kỳ
vọng của mình, dù tốt hay xấu. Không có gì ngạc nhiên khi những tội phạm
tái phạm thường xuyên là những người lớn lên trong gia đình lệch lạc và