luôn bị nhồi nhét đến mức tin rằng họ là người xấu. Thử đoán xem? Cuối
cùng họ cố gắng làm tròn kỳ vọng này. Và khi họ càng gặp nhiều rắc rối,
tình trạng “người xấu” lại càng đúng, và lại dẫn đến những hành vi tồi tệ
hơn. Đó là một ví dụ về kỳ vọng tiêu cực. Tương tự, một người không bao
giờ lên tiếng vì họ đã được dạy bảo (và tin) rằng họ là một người nhút nhát
thì cuối cùng nhút nhát thật.
Chúng ta cũng có thể tạo ra những lời tiên tri tích cực. Một người nhút nhát
có thể giả vờ mình là người hướng ngoại, cảm nhận được cảm giác mới mẻ
này; và cuối cùng, theo thời gian, trở thành một người vui vẻ hơn, năng
động hơn. Giả vờ đến khi đạt được mục tiêu! Jessie, một người bạn của tôi,
đang cố bỏ thuốc. Chiến thuật hàng đầu của cô ấy là gì? Giả vờ rằng cô ấy
không thèm hút thuốc. Khi muốn hút thuốc, cô ấy tự nhủ: “Hút thuốc phát
ốm. Thuốc lá bốc mùi. Tôi là một người khỏe mạnh, một người sạch sẽ, tôi
không phải là người hút thuốc!” Không có thứ gì hữu ích hơn để giúp cô từ
bỏ cảm giác thèm thuốc.
Bạn có thể áp dụng chiến lược “giả vờ đến khi đạt được mục tiêu” này vào
bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống. Bạn có thuộc dạng người chẳng thể lôi
mình đến phòng tập thể dục không? Thử làm thế này - cứ mặc đồ tập thể dục
vào. Đây là bước đầu tiên! Tiếp theo, sao không thử làm vài động tác kéo
giãn tại nhà? Hay đi bộ nghe nhạc? Thử chạy bộ vài khu nhà. Từ nhà đến
phòng tập nào có xa mấy đâu? Tôi thường xuyên dùng phương pháp từng
bước này trong công việc kinh doanh và tư vấn với các giám đốc trong danh
sách Fortune 500 - giả vờ cho đến khi họ đạt được mục tiêu, từng bước nhỏ
mỗi lần cố gắng.
Giả vờ để đạt hỗ trợ qua lại
Nhưng chiến lược “Giả vờ cho đến khi đạt được mục tiêu” này có liên quan
gì đến hỗ trợ qua lại? Thứ nhất, bạn có thể kêu gọi các cố vấn giúp bạn “giả
vờ” các hành vi mới - làm theo những bước cần thiết, ngay cả khi bạn không
tin rằng chúng có hiệu quả. Có lần các thành viên của Billionaires’ Club đi
mua nhà trong khu Beverly Hills, tìm kiếm những căn biệt thự hàng triệu đô