nghe ngay từ đầu, không phải để tỏ ra thông minh hay để gây ấn tượng, mà
nhằm thể hiện lòng quảng đại, hữu ích, sẵn sàng phục vụ cho khán giả hết
sức mình).
Ngày nay, mỗi lần tôi bước chân vào một căn phòng đầy những người xa lạ
và tôi cảm thấy lo lắng hay ngại rằng thông điệp của mình không được đón
nhận, tôi áp dụng một bí quyết của riêng mình để hướng nguồn năng lượng
vào suy nghĩ tích cực. Tôi vẽ ra hình ảnh của mình trong tương lai, tay bắt
mặt mừng với họ, như thể họ là những người thân cách xa bấy lâu! Hoặc tôi
nghĩ đến hình ảnh họ sẽ tìm đến tôi sau buổi nói chuyện để nói với tôi rằng
thông điệp của tôi đã tác động mạnh mẽ đến họ. Điều thú vị là cảm nhận của
tôi về họ thay đổi ngay lập tức. Tôi thấy gương mặt họ háo hức, và những cử
chỉ của họ mang tính tích cực hơn. Tôi nhận ra vài cái gật đầu đồng ý (và ít
những cái nhìn soi mói hơn), và tôi hoàn toàn quên mất sự bất an trong lòng.
Bất cứ lúc nào tôi suy nghĩ tích cực, nhóm giao tiếp cũng suy nghĩ tích cực.
Bạn cứ thử xem, bạn sẽ thấy kết quả.
4. Chia sẻ niềm đam mê
Không thể có thứ gì xứng đáng xảy ra trong mối quan hệ nếu không có sự
chia sẻ. Và điều dễ dàng nhất là bắt đầu bằng chia sẻ mối quan tâm và niềm
đam mê của mình. Chia sẻ những điều này sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng
khiến mọi người mở lòng ra.
Nhân viên bán hàng thường lầm tưởng sự chia sẻ này là một kịch bản hay
công thức để hâm nóng một cuộc gặp gỡ nguội lạnh tại văn phòng. Hoàn
toàn sai lầm! Hãy nói với nhau về những thứ trong cuộc sống mà bạn thật sự
quan tâm - và không nhất thiết phải là một thứ có chung với người kia. Nên
nhớ, đừng nghĩ là mình có nghĩa vụ phải chia sẻ cùng một đam mê; bạn chỉ
cần chia sẻ đam mê của mình, tốt nhất là thông qua cách kể chuyện. “Kể
chuyện là một hình thức truyền tải tình cảm”, Peter Guber đã nhiều lần nói
với tôi như thế, và ông ấy nói đúng.
Những câu chuyện hay thường làm tan biến rào cản tình cảm. Chúng đôi khi
còn có thể giúp người ta tìm được việc! Có lần tôi hỏi gần hai ngàn nhân